Trong trường hợp người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT và không nhớ mã số in trên thẻ BHYT, theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, có thể tra cứu thông tin về thẻ BHYT bằng nhiều cách như:
Kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị của mình (nếu tham gia BHYT bắt buộc); Gọi Trung tâm Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng (BHXH Việt Nam) qua Tổng đài 19009068; Tra cứu mã số trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ http://www.baohiemxahoi.gov.vn.
BHXH Việt Nam lưu ý để việc tra cứu được nhanh, người tham gia cần cung cấp các thông tin liên quan như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi kê khai thông tin hộ gia đình (xã, huyện, tỉnh), số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
Trong trường hợp người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT và không nhớ mã số in trên thẻ BHYT, theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, có thể tra cứu thông tin về thẻ BHYT bằng nhiều cách...
Ngoài ra, người tham gia có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT mới hoặc liên hệ với Bưu điện Văn hóa xã, UBND xã, đơn vị, tổ chức dịch vụ thu nơi đăng ký tham gia BHYT hoặc cơ sở khám chữa bệnh BHYT để được hỗ trợ tìm lại mã số thẻ BHYT và giải đáp vướng mắc khác (nếu có).
- Qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: Người dân truy cập địa chỉ website https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu để thực hiện tra cứu thông tin về thẻ BHYT;
- Qua ứng dụng "VssID - BHXH số" của BHXH Việt Nam: Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT tại ứng dụng này, người dân cần cài đặt ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện thoại di động thông minh và thực hiện đăng ký tài khoản;
- Qua Tổng đài Chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam: Người dân liên hệ với Tổng đài theo số 1900 9068 để được cung cấp thông tin.
- Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, các Tổ chức dịch vụ thu BHXH nơi tham gia BHYT.
Đến nay, hơn 90 triệu người dân nước ta đã tham gia BHYT. Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được đảm bảo, mở rộng. BHYT đã trở thành chiếc "phao cứu sinh" đối với nhiều trường hợp người bệnh nghèo, mắc bệnh trọng, bởi quỹ BHYT đã thanh toán lên đến số tiền hàng tỷ đồng cho không ít người tham gia.
Để tiếp tục mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT, hiện trong dự án Luật BHYT sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất ưu tiên mở rộng chi trả BHYT bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C và B.
Bộ Y tế đánh giá mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT mang lại giá trị kinh tế lớn do phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị ở giai đoạn muộn. Khi bệnh nặng kèm theo các biến chứng, phải sử dụng thuốc phát minh, đặc trị, các kỹ thuật chẩn đoán, cận lâm sàng có chi phí cao.
Đồng thời, việc mở rộng chi trả khám sàng lọc nhằm đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của một số bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời giúp giảm chi phí điều trị trong tương lai.