Bí ẩn những con hổ đá ở vùng cao

Bí ẩn những con hổ đá ở vùng cao ảnh 1

Thôn Lao Tô Chải (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương) là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Phù Lá, với những ngôi nhà đất lợp mái ngói âm dương cổ kính nằm chênh vênh trên sườn núi. Điều kỳ lạ là giữa vùng đất được coi như “sa mạc” vì thiếu nước, chủ yếu là núi đá, cây cối không mọc được, lại có một khu rừng cổ thụ xanh tốt quanh năm như bức trường thành khổng lồ che chắn cho thôn.

Anh Guàng Ngấn Xá, Trưởng thôn Lao Tô Chải bảo đó là khu rừng cấm của thôn, bình thường không ai dám vào rừng chặt cây, lấy củi, kể cả những cành cây gãy mục. Người Phù Lá tin rằng, ở đây có thần rừng cai quản, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt. Tháng Giêng và tháng 6 âm lịch hằng năm, cả thôn góp tiền mua lợn, gà dâng cúng thần rừng. Vì thế, hàng trăm năm nay, khu rừng vẫn còn những cây cổ thụ như nghiến, sến, lát hoa mấy người ôm không xuể.

Anh Xá dẫn chúng tôi vào khu rừng bí ẩn. Khung cảnh khu rừng thâm u, hoang sơ, vắng vẻ với những cây cổ thụ rêu xanh, rễ cây như những con trăn mốc khổng lồ trườn qua vách đá. Đặc biệt, ngay cạnh khu rừng, ở gần miếu thờ thần rừng có một con hổ đá được đặt trên bệ lớn. Theo quan sát của chúng tôi, con hổ đá được tạc đơn giản, gồm đầu, 4 chân, thân và đuôi. Trải qua thời gian, trên thân hổ đá bám đầy rêu mốc.

Anh Xá cho biết: Các cao niên trong thôn bảo, con hổ đá này có ở đây từ rất lâu rồi. Người Phù Lá từ thời xưa đặt hổ đá ở đây hướng về phía ngọn núi đá trắng phía trước để ngăn chặn những điều xấu, xua tan hắc ám, bảo vệ thôn, bản luôn bình yên, mọi người mạnh khỏe. Con hổ đá là “báu vật” của thôn, dù để đây hàng trăm năm nhưng không ai dám di chuyển hoặc mang đi chỗ khác.

Đồng bào Phù Lá ở Lao Tô Chải tin rằng, nhờ có hổ đá bảo vệ nên thôn Lao Tô Chải luôn yên bình, nhà nhà chăn nuôi, trồng trọt thuận lợi. Lao Tô Chải là “vựa bò” của huyện Mường Khương, mỗi gia đình có 3 - 5 con bò. Thêm một điều đặc biệt là giống bò ở Lao Tô Chải cũng cao lớn hơn hẳn những nơi khác, được nhiều người tìm đến mua về làm giống.

Bí ẩn những con hổ đá ở vùng cao ảnh 2

Chúa sơn lâm bảo vệ mùa màng

Trong các địa phương trên địa bàn tỉnh, Bát Xát là huyện duy nhất có đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường, trong đó xã Y Tý có nhiều người Hà Nhì nhất, chiếm trên 50% dân số toàn xã. Các thôn của người Hà Nhì có không gian văn hóa với nhà trình tường đất lợp 4 mái, tựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng ruộng bậc thang trùng trùng, điệp điệp. Từ bao đời nay, ruộng bậc thang trồng lúa là nguồn sống của người Hà Nhì.

Đến thôn Lao Chải, thôn Choản Thèn của xã Y Tý, khi tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Hà Nhì, chúng tôi được nghe truyền thuyết: Ngày xưa, cuộc sống của người Hà Nhì đang no ấm thì xảy ra mất mùa liên miên. Các già làng bảo rằng trên đỉnh ngọn núi đá cao nhất vùng vẫn được gọi là núi Ngựa có một con ngựa thần thường xuyên bay xuống phá hoại lúa, ngô. Vì thế, dân làng đã dùng những con hổ đá (gọi là hà gừ) đặt đối diện với đỉnh núi ngăn ngựa thần xuống, hằng năm tổ chức lễ cúng thần ngựa. Từ đó, mùa màng tươi tốt trở lại. Truyền thuyết không rõ thực hư thế nào, nhưng hiện nay ở Y Tý vẫn còn 3 con hổ đá như thế. Vào mùa xuân, khi hoa đào nở rực rỡ, người Hà Nhì vẫn làm lễ cúng thần ngựa trong lễ hội Mu Thu Do, tháng 6 thì tổ chức lễ hội Khô Già Già.

Anh Phu Đo Xe - người dân thôn Lao Chải - dẫn tôi vượt qua những triền ruộng bậc thang xuôi về hướng cầu Thiên Sinh để “mục sở thị” con hổ đá. Con hổ đá có bề ngoài vừa giống hổ, vừa giống sư tử, được đục từ đá nguyên khối, đặt trên một bệ đá hình chữ nhật, gần đó có ngôi mộ đá cổ. Con hổ đá há miệng nhìn về phía đỉnh núi cao nhất vùng. Theo anh Phu Đo Xe, hổ đá là vật thiêng của thôn nhưng rất hiền lành, người dân rất quý hổ đá, khi qua đây thường đặt vào miệng hổ đá nắm rau, nắm cỏ, quả ổi, củ khoai. Trẻ chăn trâu cũng thường trèo lên hổ đá cưỡi chơi nhưng không bị ốm, đau.

Sang thôn Choản Thèn, chúng tôi thấy 2 con hổ đá được đặt song song với nhau hướng về phía đỉnh núi Ngựa. So với con hổ đá ở Lao Chải thì 2 con hổ đá này chạm trổ đơn giản hơn, các đường nét thô sơ, không cầu kỳ. Một con hổ đá còn nguyên vẹn, còn một con bị vỡ mất phần đầu và được bà con đắp lại bằng xi măng. Già làng ở đây kể chuyện, mấy năm trước, có người cả gan mang một con hổ đá về nhà, sau đó cả làng đến đòi lại đặt vào vị trí cũ. Khi hổ đá đã yên vị, trời đang nắng bỗng đổ một trận mưa to, sấm sét vang trời. Mưa tạnh, bầu trời lại quang đãng như chưa có gì xảy ra.

Bí ẩn những con hổ đá ở vùng cao ảnh 3

Chuyện về hai con nghê đá ở đền Si Ma Cai

Cũng trong câu chuyện về những con hổ đá ở vùng cao Lào Cai, gần đây chúng tôi có lần đến thị trấn Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai). Qua chợ Si Ma Cai khoảng 1 km, nhìn lên phía tay phải là đền Si Ma Cai khang trang, nơi người dân thờ chúa Thượng ngàn. Trước đây, ngay phía dưới ngôi đền là ngôi miếu cũ, chỉ còn lại phế tích là một phần mái ngói âm dương, bức tường bằng đất nứt nẻ, chân tường xếp bằng đá xanh xẻ vuông vắn, chiếc bia đá cao 1,5 m khắc chữ Hán cổ.

Đặc biệt, hai bên cổng miếu là hai con nghê đá nhìn hình dáng khá đặc biệt. Hai con nghê được đục từ đá nguyên khối, cao khoảng 1 m, phần đầu và thân khá lớn, chạm hoa văn tròn và sọc thẳng, sọc chéo, chân đặt lên quả cầu, nhìn vừa giống sư tử, vừa giống hổ. Theo văn hóa tâm linh của người Việt, nghê đá là linh vật, thường được đặt ở cổng đền, miếu mang ý nghĩa trấn yểm, xua đuổi tà khí, mang lại sự bình yên, may mắn.

Hai con nghê đá ở cổng miếu cổ Si Ma Cai gắn với những câu chuyện bí ẩn. Người dân ở đây vẫn kể cho nhau nghe, có lần, một đơn vị trên địa bàn huyện thấy hai con nghê đá đẹp ở miếu hoang đã đem về đặt tại cổng đơn vị. Ít lâu sau, không hiểu sao đơn vị xảy ra chuyện không hay. Có thể đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng nhiều người tin rằng đó là báo ứng cho kẻ dám tự ý lấy hai con nghê đá. Sau đó, hai con nghê được trả về vị trí cũ ở cổng miếu.

Ông Tô Văn Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Si Ma Cai cho biết: Nhờ một số người có uy tín, thông thạo chữ Hán cổ dịch bia đá, chúng tôi biết được miếu tên là Vạn Phúc, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 14, triều Nguyễn, cách đây khoảng 160 năm. Cách đây 3 năm, đền Si Ma Cai được tôn tạo với kinh phí 4 tỷ đồng do người dân trong vùng đóng góp và kêu gọi xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân. Năm 2018, đền Si Ma Cai được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Trở lại câu chuyện về những con hổ đá ở vùng cao Lào Cai, không bàn sâu về những điều bí ẩn chưa có lời giải, nhưng những con hổ đá phần nào là hiện thân của nét văn hóa trong cộng đồng các dân tộc vùng cao. Những con hổ đá dù ở đâu cũng mang ý nghĩa xua tan tà khí, ngăn chặn điều xấu, điều ác, bảo vệ cộng đồng, thể hiện mơ ước của Nhân dân về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, hình tượng con hổ còn là biểu tượng cho khát vọng về sức mạnh dân tộc, sự bứt phá của một nền kinh tế thịnh vượng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw