Bế mạc Festival Phở 2024: Hơn 50 nghìn bát phở phục vụ du khách

Festival Phở 2024 đã kết thúc tốt đẹp sau 3 ngày quảng diễn, giới thiệu và phục vụ du khách. Theo Ban tổ chức, đã có hơn 50 nghìn bát phở từ các thương hiệu phở nổi tiếng và đặc sắc các vùng miền được bán ra theo hình thức ưu đãi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau 3 ngày tổ chức (15-17/3), Festival Phở 2024 đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham dự, hơn 65 nghệ nhân đầu bếp và chuyên gia đầu bếp đến từ Hội Đầu bếp Hoàng Gia Việt Nam, Hiệp Hội Đầu bếp Việt Nam.... Festival Phở cũng quy tụ 50 gian hàng của các doanh nghiệp thương hiệu tham gia trình diễn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu phở Việt đến từ mọi vùng miền trên cả nước.

Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.

Trong 3 ngày, với hơn 30 gian hàng phở đặc trưng của các khu vực, vùng miền khác nhau đã phục vụ hơn 50.000 bát phở với hương vị và chất lượng chăm chút từ các nghệ nhân và chuyên gia phở trên khắp cả nước.

Đặc biệt, sự đồng hành và hỗ trợ của nhãn hàng Chinsu đã trợ giá cho hơn 50.000 tô phở cho thực khách, mang đến cho người dân cơ hội thưởng thức món phở thơm ngon với mức giá vô cùng ưu đãi, chỉ với 15.000đ đồng/tô phở.

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Festival Phở 2024, nổi bật là hoạt động tham quan Làng Phở Vân Cù, cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của nghề Phở qua các tiết mục biểu diễn dân gian.

Qua Festival Phở 2024, du khách có cơ hội tìm hiểu về sự phát triển của Phở, từ những sợi bánh phở trắng đơn giản mà giờ đây người dân Việt với tình yêu phở đã và đang cho ra rất nhiều loại phở khác nhau, mang giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng để cho bạn bè quốc tế mỗi khi nhắc đến Việt Nam là nhắc đến phở.

Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, thành viên Ban tổ chức phát biểu tại lễ bế mạc.

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận của chương trình cho 16 thương hiệu phở tham gia Festival Phở 2024: Câu lạc bộ Phở xưa Nam Định; Câu lạc bộ Phở Vân Cù, Phở Dệt Xưa, Phở 5000, Phở Ngô H’Mong village Hà Giang, Phở Xương nạc 86 Máy Tơ, Phở Sky Restaurant, Phở xưa sườn cây, Phở Nguyễn Bính, Phở Sắn Quế Sơn, Phở bột chuối xanh, Phở chay Thực Dưỡng, Phở Sâm Ngọc Linh, Phở Atiso Đà Lạt, Phở Lạc Hồng, Phở Thìn bờ hồ.

Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, thành viên Ban tổ chức bày tỏ: Sự kiện Festival Phở 2024 nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực phở; đồng thời là cơ hội giúp du khách tham quan và người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa các vùng miền trên cả nước; góp phần quảng bá món phở Việt vươn xa hơn nữa trên bản đồ tinh hoa ẩm thực thế giới.

Bên cạnh đó, sự kiện cũng hướng tới mục tiêu đưa phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Thông qua Festival Phở 2024, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ tiến tới việc lập hồ sơ để đưa văn hóa ẩm thực phở trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw