Bát Xát: Người có uy tín tích cực nêu gương

Những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bát Xát đã phát huy vai trò nòng cốt của mình trong đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Huyện Bát Xát có hơn 90 nghìn người sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% dân số. Nhiều nơi cách xa trung tâm, đi lại khó khăn nên trình độ dân trí và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số có mặt còn hạn chế. Do đó, huyện Bát Xát luôn đề cao vai trò của người có uy tín trong việc tuyên truyền người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng. Đến nay, toàn huyện có 153 người có uy tín, chủ yếu là những người tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực.

Brown and White Sale Today Only Extra Discount Facebook Post (1).png

Ông Trang A Chạp, Trưởng thôn và cũng là người có uy tín ở thôn Nậm Chạc, xã Nậm Chạc luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, phong trào tại địa phương. Trong xây dựng nông thôn mới, gia đình ông tự nguyện hiến 1.700 m2 đất và dỡ bỏ chuồng trâu, chuồng lợn, chuồng gà, nhà kho trữ đồ dùng để mở rộng tuyến đường nối từ Tỉnh lộ 156 vào trung tâm xã. Noi gương ông Chạp, 15 hộ cũng đồng lòng hiến đất vì lợi ích chung.

Tôi đến từng nhà gặp gỡ, tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận, tích cực đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống mương nội đồng

Ông Trang A Chạp, Người có uy tín thôn Nậm Chạc

Tương tự, bà Tẩn Tả Mẩy - người có uy tín ở thôn Ky Quan San, xã Mường Hum - cũng là một điển hình trong tuyên truyền, vận động người dân xóa hủ tục. Nhiều năm trước, tại xã Mường Hum, việc vận động người dân xóa hủ tục còn “khó hơn lên trời”. Ở vùng cao Bát Xát, mỗi dân tộc có những tục lệ riêng trong đám tang, đám cưới, như với đồng bào Giáy là coi trọng giờ chôn cất người mất, hoặc người Mông có tục “làm lý” 3 ngày, 3 đêm.

Để thay đổi, bà Mẩy đã đi đầu bằng việc đám tang của người trong gia đình bà không kéo dài quá 48 tiếng, các nghi lễ, thủ tục được rút ngắn, hạn chế giết mổ gia súc, không làm cỗ bàn linh đình. Có nhiều người dần làm theo bà Mẩy. Đến nay, tập quán lạc hậu trên địa bàn xã Mường Hum đã dần được xóa bỏ.

Brown and White Sale Today Only Extra Discount Facebook Post .png

Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Bát Xát, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã vận động người dân hưởng ứng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, làm giàu tại quê hương.

Thời gian tới, huyện Bát Xát tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để người có uy tín tham gia hoạt động trong các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Huyện cũng tăng cường thông tin, biểu dương, khen thưởng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách để đội ngũ người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bát Xát có 32 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 9 xã được thụ hưởng Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Đến nay đã có 32 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập, là hạt nhân  tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Tính đến thời điểm hiện tại, việc sửa chữa hàng rào thép gai và lưới thép B40 bảo vệ cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị kẻ gian phá hoại đã cơ bản hoàn thành. Cùng với đó, đơn vị quản lý, vận hành đường cũng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức đóng các lối vào tự phát để đảm bảo an toàn giao thông.

fb yt zl tw