Bắt cá suối trong đêm, 1 thanh niên ở Bảo Thắng đuối nước tử vong

Nạn nhân là anh Chảo Ồng D., sinh năm 1996, trú tại thôn Nậm Trà, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.

Chiều tối 14/2, anh D. cùng 3 thanh niên trong thôn rủ nhau ra suối Ngòi Bo, đoạn chảy qua thôn Nậm Trà đánh bắt cá. Khoảng 19 giờ, thấy anh D. “lặn” lâu không ngoi lên, những người đi cùng hô hoán, tìm kiếm dưới nước một lúc nhưng không thấy, liền gọi điện báo công an.

Nhận tin báo, lãnh đạo cùng cán bộ chiến sĩ Công an huyện Bảo Thắng đã đến hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm, cứu nạn. Tuy nhiên, do vị trí anh D. gặp nạn dưới khe, cách xa đường dân sinh, lòng suối nhiều ghềnh, hốc đá, trời tối, địa hình nguy hiểm nên việc tìm kiếm, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

bt1.jpg
Các lực lượng tìm kiếm nạn nhân dưới lòng suối.

Sáng 15/2, lực lượng từ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh tăng cường hỗ trợ. Đến 9 giờ 30 phút, các lực lượng đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mắc kẹt trong hốc đá dưới lòng suối và bàn giao cho gia đình.

bt2.jpg
Đưa thi thể nạn nhân về bàn giao cho gia đình.

Suối Ngòi Bo nơi anh D. gặp nạn chảy từ địa phận thị xã Sa Pa qua xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) rồi đổ ra sông Hồng. Đây là dòng suối có độ dốc lớn, độ sâu phức tạp do có nhiều tảng đá to chặn dòng chảy, tạo thành các vũng, hốc ngầm. Trên suối có nhiều công trình thủy điện cũng góp phần làm lòng suối biến đổi liên tục. Mùa mưa, biên độ lũ trên suối lớn. Tại dòng suối này, hồi 21 giờ ngày 4/8/2022 cũng từng xảy ra vụ tai nạn làm 2 người tử vong khi đi trên ngầm tràn qua suối bị lũ cuốn trôi. Các năm trước cũng xảy ra một số vụ tử vong do đuối nước khi tắm, lội qua suối.

Để phòng tránh tai nạn đuối nước, Công an huyện Bảo Thắng khuyến cáo:

Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng tự phòng chống đuối nước; tổ chức rà soát các vị trí có thể xảy ra tai nạn đuối nước để có giải pháp khắc phục; cắm biển cảnh báo những vị trí nguy cơ tai nạn đuối nước cao; cắt cử người cảnh giới tại các điểm ngập, lụt, điểm thường xảy ra lũ quét, lũ ống mùa mưa...

Đối với người dân, trong lao động và sinh hoạt cần chú ý đề phòng đuối nước. Ngoài tập bơi, rèn luyện kỹ năng thoát nạn, kể cả người biết bơi cũng tuyệt đối:

- Không lội qua ngầm tràn, xuống nước đánh bắt cá, tắm hoặc làm các việc khác ở vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, dòng chảy chậm hay siết, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không;

- Không xuống chỗ nước sâu, chảy siết, xoáy khi không có các dụng cụ bảo hộ cá nhân và người hỗ trợ biết bơi, biết cứu đuối;

- Không xuống nước khi trời đã tối, khi có sấm chớp;

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước;

- Không xuống nước khi trời lạnh, sức khỏe yếu, đề phòng chuột rút; phải khởi động trước khi xuống nước;

- Tuyệt đối tuân thủ các bảng chỉ dẫn nguy hiểm;

- Xây dựng ý thức vì cộng đồng, phòng chống đuối nước chung. Cảnh báo cho mọi người về nguy hiểm đuối nước; chủ động khắc phục các nguy cơ mất an toàn, tiềm ẩn đuối nước do thiên tai, do bản thân và người khác làm phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Cách xử lý khi gặp đuối nước:

1. Khi phát hiện người đuối nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu. Tuyệt đối không được nhảy xuống cứu nạn nhân nếu bản thân không biết bơi và không biết cách cứu đuối nước.

2. Nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ bằng cách ném phao có buộc dây thừng hoặc đưa cây sào cho nạn nhân bám vào.

3. Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

4. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở bằng cách quan sát sự chuyển động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt qua miệng, sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn. Nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

5. Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để nạn nhân nôn ra dễ dàng.

6. Cởi bỏ quần, áo ướt và giữ ấm cho nạn nhân bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn, chăn khô và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế sơ cứu vì nguy cơ khó thở có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw