Bão từ tấn công Trái đất, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Bão từ hay còn gọi là bão Mặt trời đang diễn ra có thể gây gián đoạn nhẹ đến thông tin vô tuyến và liên lạc vệ tinh, với khả năng mất liên lạc vô tuyến trong vài giờ. Hệ thống GPS có thể ngừng hoạt động ở một số khu vực.

Một cơn bão Mặt Trời khổng lồ đã tác động đến Trái Đất cuối tuần qua và hiện đang gia tăng cường độ, với khả năng gây ra mất sóng radio và tạo áp lực lớn lên lưới điện. Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão Mặt Trời sẽ tiếp diễn trong vài ngày tới, gây ra một cơn bão từ cấp độ G3, trong thang đo thời tiết không gian dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của bão từ khi va chạm với Trái Đất, dao động từ G1 (nhẹ) đến G5 (cực kỳ mạnh).

Bão Mặt trời ảnh hưởng không nhỏ đến Trái đất.
Bão Mặt trời ảnh hưởng không nhỏ đến Trái đất.

NOAA thông tin, cơn bão G3 có thể gây gián đoạn nhẹ đến thông tin vô tuyến và liên lạc vệ tinh, với khả năng mất liên lạc vô tuyến trong vài giờ. Thông báo cũng cảnh báo rằng GPS có thể ngừng hoạt động ở một số khu vực.

"Tốc độ của cơn bão hiện rất nhanh, nhưng cường độ từ trường vẫn đang ở mức trung bình. Có khả năng đạt đến mức G3 hoặc G4 trong giai đoạn đầu này", Tiến sĩ Tamitha Skov, nhà vật lý thời tiết không gian độc lập, đã đăng trên X. "Một phần mạnh hơn của cơn bão có thể đến sau".

Bão từ là sự rối loạn tạm thời trong từ trường Trái Đất do dòng hạt tích điện phóng ra từ tầng ngoài cùng của Mặt Trời gây ra. Các khu vực Trung Tây và Đông Bắc nước Mỹ có thể xảy ra gián đoạn hệ thống điện như báo động giả và hệ thống bị tắt tự động, dẫn đến mất điện trên diện rộng. Cơn bão mạnh này cũng được dự báo sẽ tạo ra những dải cực quang tuyệt đẹp trải dài khắp 13 bang của Mỹ vào tối ngày 2/6 và 3/6.

Bão từ (bão Mặt Trời - solar storm) là hiện tượng bùng phát năng lượng cực mạnh trên bề mặt Mặt Trời, thường xuất phát từ các vết đen Mặt Trời hoặc các vùng hoạt động mạnh. Khi xảy ra, Mặt Trời phóng thích một lượng lớn bức xạ, gió Mặt Trời và các hạt mang điện (proton, electron) vào không gian. Khi các dòng hạt này va chạm với từ trường Trái Đất, chúng gây ra sự xáo trộn từ quyển, dẫn đến hiện tượng bão địa từ, cực quang và có thể làm gián đoạn các hệ thống công nghệ trên Trái Đất.

Trong lịch sử, sự kiện Carrington (1859) được biết đến là siêu bão Mặt Trời mạnh nhất được ghi nhận, với năng lượng tương đương 10 tỷ quả bom hạt nhân. Nó gây ra hiện tượng cực quang có thể nhìn thấy ở vùng nhiệt đới, làm hệ thống điện báo toàn cầu bị tê liệt.

Không chỉ lưới điện bị ảnh hưởng, mà các tuyến đường sắt và đường ống cũng bị tê liệt, gây gián đoạn lớn trong hoạt động giao thông và khiến giá nhiên liệu tăng vọt.

Các vệ tinh trên quỹ đạo thấp (như vệ tinh GPS, viễn thông, và thời tiết) có thể bị hỏng do các hạt năng lượng cao từ bão Mặt Trời. Điều này sẽ làm gián đoạn hệ thống định vị GPS, thông tin liên lạc qua điện thoại và internet, và dự báo thời tiết

Sự gián đoạn của GPS và Internet sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính (như chuyển khoản ngân hàng, giao dịch chứng khoán) và hệ thống điều khiển không lưu, gây ra hỗn loạn trong ngành hàng không. Các hệ thống quản lý giao thông (như đèn giao thông, đường sắt) cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ tai nạn.

Công nghệ ghi nhận bão từ ở Việt Nam

Chuyên gia thiên văn học Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam giải thích, bão từ trên thực tế là sự bùng nổ bất thường của các hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời, một hiện tượng được gọi chính xác là sự phun trào nhật hoa (CME). Những dòng hạt mang điện từ Mặt Trời thường ngày vẫn liên tục phóng vào không gian và va chạm với Trái Đất. Dòng hạt mang điện đó được gọi là gió Mặt Trời.

Còn bão từ, hay sự phun trào nhật hoa trên thực tế là sự tăng cường độ đột ngột của gió Mặt Trời do hoạt động bất thường ở một khu vực nào đó trên Mặt Trời với sự xuất hiện của những quầng lửa hoặc các vết đen.

Những vụ bùng nổ hoạt động ở một số khu vực của Mặt Trời thường gây ra những hiệu ứng từ ảnh hưởng tới sinh hoạt của con người ở Trái Đất. Thường thì những vụ phun trào nhật hoa nhỏ, thường dẫn tới những hiệu ứng chúng ta gọi là bão từ hay bão Mặt Trời chỉ gây ảnh hưởng ở mức độ thấp, chẳng hạn như làm gián đoạn sóng truyền hình, radio, điện thoại… có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhưng mức độ không đáng ngại.

PGS.TS Hà Duyên Châu - nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho hay bão Mặt Trời (còn gọi bão từ) là sự biến thiên mạnh của từ trường Trái Đất.

Khi Mặt Trời hoạt động mạnh, những vết đen xuất hiện trên bề mặt của nó. Từ các vết đen này xảy ra các vụ bùng nổ sắc cầu Mặt Trời, phóng vào vũ trụ sinh ra các chùm plasma (gọi là chùm sắc cầu plasma Mặt Trời).

Chúng bao gồm những phần tử trung hòa về điện, sẽ tác động đến Trái Đất, bao trùm toàn bộ Trái Đất và làm xáo trộn hệ thống từ trường. Tuy gọi là bão nhưng nó tồn tại vô hình, mắt thường không thể nhận biết và chỉ gây ra những tác động cụ thể.

PGS.TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Các khoa học Trái đất cho biết, Việt Nam hiện có hệ thống bốn đài địa từ để ghi biến thiên từ, bão từ cũng như phục vụ công tác nghiên cứu và dự báo bão. Bốn đài này được đặt ở Phú Thụy (Gia Lâm, Hà Nội), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).

Tuy nhiên, hiện chỉ có 2 đài ở Phú Thụy và Đà Lạt có khả năng truyền trực tiếp dữ liệu về Viện Vật lý địa cầu cũng như đi quốc tế. Ở Việt Nam, mới chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát liên tục trường từ của Trái Đất và dự báo dài hạn (khoảng 30 ngày). Việc nghiên cứu dự báo bão từ ngắn hạn (khoảng 30 phút/ngày) chưa thực hiện được do chưa đủ thiết bị và số liệu.

Viện Vật lý địa cầu đang có kế hoạch nâng cấp các đài, trạm thu thập số liệu địa từ, điện ly bằng các thiết bị hiện đại ghi từ hiện số nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu trường địa từ và dự báo bão từ.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm đồ họa vào Sổ tay về hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thêm đồ họa vào Sổ tay về hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 25/7, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết, Cục đã hoàn thành việc bổ sung sơ đồ đồ họa mô tả các bước thủ tục hành chính trong “Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp”.

Biết ơn và ý thức rõ niềm tự hào!

Biết ơn và ý thức rõ niềm tự hào!

Tháng 7 - tháng của tưởng nhớ, tri ân và hoài niệm. Tháng mà những ký ức của một thời oanh liệt của tuổi trẻ trong mỗi người lính già hôm nay lại ùa về với bao tự hào và xúc động.

An cư cho người có công: Nghĩa tình ở xã miền núi Lâm Thượng

An cư cho người có công: Nghĩa tình ở xã miền núi Lâm Thượng

Trong hành trình phát triển quê hương, những ngôi nhà vững chãi mọc lên thay thế những căn nhà tạm, cũ nát không chỉ là mái ấm mới của các gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, mà còn là biểu tượng sinh động của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi căn nhà nghĩa tình - Một lời tri ân sâu nặng

Mỗi căn nhà nghĩa tình - Một lời tri ân sâu nặng

Thời gian qua, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Lào Cai đã nỗ lực kết nối những tấm lòng hảo tâm, vận động nguồn lực xã hội để xây dựng hàng trăm ngôi nhà mới cho các gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Mỗi căn nhà như một lời tri ân sâu nặng của các cựu chiến binh với những đồng đội đã hy sinh.

Tự hào cờ đỏ sao vàng tại lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế 2025

Tự hào cờ đỏ sao vàng tại lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế 2025

Trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc tại hội trường của CentraleSupélec, một trường đào tạo kỹ sư danh tiếng của Pháp, trực thuộc Đại học Paris-Saclay - nơi được mệnh danh là "Hollywood của Vật lý", lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) 2025 đã chứng kiến niềm tự hào vô bờ của đoàn Việt Nam, khi cả 5 thí sinh đều giành huy chương, với thành tích ấn tượng 1 Vàng và 4 Bạc.

Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7: Từ nhận thức đến hành động

Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7: Từ nhận thức đến hành động

Mặc dù tỷ lệ đuối nước trên phạm vi toàn cầu đang có xu hướng giảm trong hai thập niên qua, song theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tốc độ giảm này vẫn chưa đủ nhanh để đáp ứng các Mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.

Hơn 18 tấn hàng cứu trợ được trực thăng đưa đến vùng lũ Nghệ An

Hơn 18 tấn hàng cứu trợ được trực thăng đưa đến vùng lũ Nghệ An

Đến chiều 24-7, lực lượng trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đã thực hiện thành công 6 chuyến trực thăng vận chuyển hơn 18 tấn hàng hóa cứu trợ khẩn cấp tới các khu vực bị cô lập nghiêm trọng do mưa lũ tại tỉnh Nghệ An. Các chuyến bay được thực hiện theo phương án cơ động linh hoạt, đảm bảo đưa nhu yếu phẩm thiết yếu đến đúng địa bàn trọng điểm, kịp thời hỗ trợ người dân trong tình thế cấp bách.

Thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn phường Yên Bái

Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tại Tây Bắc : Thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn phường Yên Bái

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), vừa qua, Cơ quan Thường trực Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tại Tây Bắc tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, thân nhân gia đình liệt sĩ trên địa bàn phường Yên Bái.

fb yt zl tw