Bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số: Cần mô hình hiệu quả

Trang phục của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa lưu giữ giá trị tinh thần quý báu, bản sắc riêng của các tộc người. Tuy nhiên, những năm qua, các di sản này đang bị mai một dần, rất cần những động thái quan tâm, những mô hình hiệu quả để bảo tồn và phát huy.

Nguy cơ mai một

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng đang được chú trọng bảo tồn và phát huy từ trang phục, các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi, dân ca...

Trong số ấy, trang phục dân tộc chiếm vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần của mỗi dân tộc và đều mang vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, những năm qua, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền đang có xu hướng lấn át, làm mờ nhạt văn hóa bản địa. Trang phục dân tộc cũng là một trong những yếu tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ, đang có nguy cơ mai một, đặc biệt đối với trang phục của nhóm dân tộc thiểu số có dân số ít dưới 50.000 người.

Tại một số địa phương là nơi sinh sống của các đồng bào thiểu số như Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình..., những năm qua đã nhận thấy sự vắng bóng đáng lo ngại của trang phục dân tộc, thay vào đó là trang phục hiện đại của người Kinh, thậm chí các phong cách quần áo mang đậm nét thời trang nước ngoài du nhập vào Việt Nam, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên.

Đơn cử, trang phục của đồng bào người Dao trước kia được sử dụng khá phổ biến, được đánh giá là một trong những trang phục dân tộc rất đặc trưng, rất đẹp, nhiều lần xuất hiện trong phim ảnh, các MV ca nhạc. Nhưng mấy năm nay, trang phục Dao truyền thống dần ít được sử dụng. Ngoài bộ phận thanh, thiếu niên thích mặc trang phục hiện đại, một bộ phận không nhỏ người Dao mặc trang phục truyền thống nhưng trên chất liệu công nghiệp. Hiện rất ít nhóm người Dao còn trồng bông, dệt vải, tự túc đồ mặc. Một số nhóm không còn khung dệt, thay vào đó là máy khâu hiện đại. Kỹ thuật chế biến thuốc nhuộm theo phương pháp cổ truyền dần dần mất đi, người dân không còn trồng chàm mà mua cao chàm bán sẵn hoặc mua vải nhuộm sẵn màu chàm. Trước đây, bé gái người Dao ở độ tuổi lên sáu, bảy đều tự thêu được đồ. Bây giờ các thiếu nữ Dao thay thêu thùa họa tiết bằng vải in hoa sẵn, thậm chí không tự may thêu được quần áo nữa.

Hoặc như người Sán Dìu sống quanh chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với khoảng 35.000 người, thường ngày họ đều mặc trang phục hiện đại, chỉ lễ, Tết hay dịp đặc biệt mới mặc trang phục truyền thống dân tộc.

Với dân tộc Tây Nguyên, những bộ xà rông nổi tiếng được dệt bằng vải thổ cẩm ngày trước nay cũng dần bị thay thế bằng vải công nghiệp, dệt in sẵn. Ngoài ra còn hiện tượng “biến tấu” một cách đáng buồn các trang phục truyền thống của dân tộc, như kết hợp áo truyền thống với quần jean, đi dép lê, cắt tà áo cho ngắn đi...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh sự giao thoa văn hóa, tác động của công nghệ 4.0, sự phát triển của công nghiệp may mặc, còn phải kể đến sự bất tiện của một số trang phục dân tộc, hoặc giá thành đắt đỏ của mỗi sản phẩm...

Cần mô hình hiệu quả

Từ năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Thời gian thực hiện của Đề án từ năm 2019 đến năm 2030 với mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh việc đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai các mô hình hiệu quả nhằm bảo tồn trang phục dân tộc. Đơn cử, tỉnh Bắc Kạn có 34 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa đã nhanh chóng triển khai Đề án bằng những hành động tích cực như tiến hành khảo sát, kiểm kê, đánh giá trang phục truyền thống của các dân tộc, lên phương án bảo tồn. Trong 2 năm triển khai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các huyện Ba Bể, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn xây dựng được 3 cụm pa nô tuyên truyền về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số; phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lựa chọn 8 thôn thuộc 8 huyện, thành phố để tổ chức tập luyện, trình diễn trang phục truyền thống lồng ghép trong chương trình văn nghệ chào mừng của Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022...

Trên địa bàn tỉnh, trang phục truyền thống của dân tộc Tày tại các địa phương đến thời điểm hiện tại vẫn được bảo tồn khá tốt. Trang phục truyền thống của người Sán Chay (Sán Chỉ) ở xã Bộc Bố (Pác Nặm) còn được sử dụng và bảo tồn khá nguyên vẹn, trang phục được sử dụng khá thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày, các sự kiện quan trọng như lễ, Tết, các dịp sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương, thậm chí cả khi đi chợ phiên...

Một mô hình khác tại Sóc Trăng, những người quản lý văn hóa đã khuyến khích dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống ở những điểm du lịch, để chụp ảnh cưới, chụp ảnh lưu niệm; Tổ chức các chương trình trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với lễ hội văn hóa, sự kiện của địa phương. Trang phục truyền thống cũng được đưa vào trường học thông qua việc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng đã tặng 600 bộ trang phục truyền thống (nam, nữ) dân tộc Khmer cho học sinh dân tộc các trường dân tộc nội trú.

Theo Tiến sĩ Phạm Cao Quý, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để bảo vệ và phát huy được di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống, trước hết cần nâng cao và thay đổi nhận thức của xã hội về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, cần duy trì tập quán sử dụng trang phục thông qua việc gìn giữ, thực hành các truyền thống văn hóa khác nhằm tạo môi trường, không gian, điều kiện để di sản văn hóa trang phục truyền thống của cộng đồng, dân tộc ngày càng gắn bó và hiện hữu trong các hoạt động văn hóa này. Mặt khác, những mô hình bảo tồn đã được áp dụng hiệu quả tại các địa phương cũng cần được học hỏi, nhân rộng, đặc biệt tại các nơi đang có nguy cơ cao biến mất trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

Báo Pháp luật null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw