Bảo đảm Tòa án nhân dân 3 cấp hoạt động đồng bộ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu tán thành với Tờ trình và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Về quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, dự thảo điều chỉnh thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không còn thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, giải quyết phá sản, thực hiện hoạt động hòa giải đối thoại tại Tòa án mà trao quyền cho Tòa án nhân dân khu vực. Theo các đại biểu, quy định này là phù hợp với quy mô, tổ chức bộ máy mới của Tòa án sau sắp xếp.

Theo các đại biểu, so với Tòa án nhân dân cấp huyện trước đây, Tòa án nhân dân khu vực được thành lập sẽ mạnh hơn về tổ chức, chuyên môn và nhân lực nên việc phân cấp thẩm quyền giải quyết như dự thảo là hợp lý. Điều này sẽ giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyên trách hơn trong các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, mô hình này cũng tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới, đó là hệ thống Tòa án cấp tỉnh chủ yếu giữ vai trò kiểm tra, giải quyết kháng nghị, kháng cáo chứ không phải cấp xét xử đầu tiên.

Tuy nhiên, việc giao thẩm quyền cho Tòa án nhân dân khu vực cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là quy định về việc chuyển giao đối với các vụ việc còn đang được giải quyết. Song song với đó là việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đối với quy định về thẩm quyền Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, dự thảo quy định sửa đổi, bổ sung Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự: Tòa Sở hữu trí tuệ Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sở thẩm những vụ việc về sở hữu trí tuệ.

Dự thảo cũng quy định sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật phá sản: Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa phá sản trực thuộc Tòa án nhân dân khu vực đó.

Như vậy, theo dự thảo sẽ có Tòa Phá sản và Tòa Sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân khu vực. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc thành lập Tòa Phá sản và Tòa Sở hữu trí tuệ ở cấp khu vực. Bởi, thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy số lượng vụ án trong hai lĩnh vực này là không lớn, thậm chí tại nhiều tỉnh, thành phố hầu như không phát sinh loại án này trong cả năm.

Thành lập Tòa chuyên trách về phá sản và sở hữu trí tuệ ở các tòa khu vực sẽ kéo theo việc bổ nhiệm thêm chức danh lãnh đạo, biên chế, trong khi hiệu suất xét xử của các tòa này vẫn thấp. Đối với 2 lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị bố trí Thẩm phán chuyên trách trong Tòa Kinh tế hoặc Tòa Dân sự đảm nhiệm, không tổ chức thêm tòa chuyên trách.

Các ý kiến đều bày tỏ đồng ý với chủ trương điều chỉnh chuyển thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, giải quyết phá sản, tổ chức hòa giải của tòa án nhân dân cấp tỉnh sang tòa án nhân dân khu vực để phù hợp với thực tiễn công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) lưu ý, với sự thay đổi này, tới đây trách nhiệm và thẩm quyền của tòa án khu vực sẽ rất nặng nề; đề nghị tăng cường thẩm phán và thư ký cho tòa khu vực để có đủ năng lực giải quyết án. Đồng tình với ý kiến trên, nhiều đại biểu cho rằng, luật hiện hành quy định người đứng đầu cơ quan hành chính (Chủ tịch UBND) chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình tham dự phiên tòa, nhưng thực tiễn xử lý án hành chính cho thấy trong rất nhiều trường hợp, Chủ tịch UBND thường ủy quyền giám đốc sở, trưởng phòng, chánh thanh tra… là hợp lý vì lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thường nắm rõ vụ việc.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, để đảm bảo tính nghiêm minh trong tố tụng hành chính, dự thảo luật hoặc phải quy định rõ được phép ủy quyền cho lãnh đạo các cơ quan chuyên môn tham dự phiên tòa, hoặc nếu giữ như hiện hành thì phải bổ sung nhiều hình thức xử lý người đứng đầu cơ quan hành chính không tuân thủ thực thi pháp luật.

Phát biểu giải trình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng chế tài đối với Chủ tịch UBND là đối tượng bị khởi kiện hành chính. Theo Chánh án Toà án nhân dân tối cao, trách nhiệm của Chủ tịch UBND không chỉ là tham dự phiên tòa, mà còn phải cung cấp tài liệu, đối thoại, tham gia phiên tòa và cuối cùng là chấp hành án.

Theo ông Lê Minh Trí, nếu không sửa luật thì không nghiêm, nhưng đúng là làm nghiêm thì làm không nổi. Có những địa phương mỗi năm có tới 500 vụ án hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh theo hầu tòa tất cả thì không còn thời gian điều hành, quản lý nhà nước nữa. Tuy nhiên, về nội dung này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ vấn đề này để có giải pháp nghiêm minh và khả thi.

Về việc thành lập các tòa án chuyên biệt về phá sản và sở hữu trí tuệ có thể kéo theo việc bổ nhiệm thêm chức danh lãnh đạo, biên chế, trong khi hiệu suất xét xử của các tòa này vẫn thấp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, không phải tất cả các tòa án khu vực đều có tòa chuyên trách về phá sản và sở hữu trí tuệ mà chỉ có 3 khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có tòa chuyên trách về phá sản và 2 khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Chánh án Toà án nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí khẳng định, trong lần sửa đổi Luật lần này cùng với nguyên tắc tinh gọn nhưng phải hiệu lực hiệu quả, còn có nguyên tắc nữa được áp dụng là tăng cường phân cấp ủy quyền cho cấp dưới. Vì thế, phải bảo đảm Tòa án nhân dân 3 cấp hoạt động một cách đồng bộ, đồng bộ với các cơ quan điều tra, kiểm sát.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Sáng 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua  “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tại Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh khóa XVI, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

fb yt zl tw