Bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Sáng 25/12, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Hội nghị do bà Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam chủ trì.

Đại diện UBND tỉnh, Liên minh HTX, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến.

htx-2-180.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên Minh HTX Việt Nam, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Lào Cai và đại diện các ngành, địa phương, HTX tham dự hội nghị.

Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, trước khi Nghị định 45/2021/NĐ-CP được ban hành, ngoài Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Việt Nam do Chính phủ thành lập (quỹ Trung ương), trên địa bàn cả nước có 50 tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX (quỹ địa phương). Trong đó, quỹ Trung ương có tổng vốn hoạt động là 1.000 tỷ đồng; các quỹ địa phương có tổng vốn hoạt động là 2.596 tỷ đồng.

htx-1-9579.jpg
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đến thời điểm hiện tại, quỹ Trung ương đã ký hợp đồng cho vay 376 dự án tại 55 tỉnh, thành phố với tổng số tiền cho vay đạt 1.157 tỷ đồng, đã giải ngân 1.067 tỷ đồng, dư nợ cuối năm 2023 ước đạt 518 tỷ đồng. Các quỹ địa phương đã cho vay tổng số tiền 22.300 tỷ đồng (11.500 lượt HTX và 2.200 lượt tổ hợp tác), ước dư nợ đến hết năm 2023 đạt 2.050 tỷ đồng.

Nghị định 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 15/5/2021, trong đó, tại Khoản 5, điều 58 quy định: “Đối với các quỹ HTX thành lập và đang hoạt động trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực: Tối đa trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các quỹ HTX phải rà soát, tổ chức, sắp xếp lại”.

Tuy nhiên, việc sắp xếp lại, tổ chức hoạt động các quỹ đã thành lập và thành lập mới ở các tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Trong tổng số 50 quỹ địa phương đã thành lập, đến nay có 11 tỉnh, thành phố có quyết định điều chỉnh quyết định thành lập của UBND cấp tỉnh hoặc giải thể để thành lập quỹ theo Nghị định 45/2021/NĐ-CP (các quỹ đều hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở lên; chức danh chủ tịch quỹ do một lãnh đạo liên minh HTX cấp tỉnh kiêm nhiệm…).

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Lào Cai, Liên minh HTX tỉnh là cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ. Đến nay, Quỹ đã cho vay 20 dự án với tổng doanh số cho vay là 19,9/20 tỷ đồng. Tổng dư nợ hiện tại của Quỹ là 19,9 tỷ đồng (giải ngân cho 20 dự án của 18 đơn vị vay vốn).

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương đã dành nhiều thời gian thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hhỗ trợ phát triển hợp tác xã trong thời gian tới.

htx-3-4864.jpg
Bà Cao Xuân Thu Vân phát biểu tại hội nghị. (ảnh chụp màn hình)

Kết luận hội nghị, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam mong muốn: Các địa phương cần tập trung rà soát khó khăn, vướng mắc, nghiêm túc tìm giải pháp để thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc tổ chức, sắp xếp lại, thành lập mới, mở rộng quy mô vốn các quỹ địa phương theo quy định tại Nghị định 45/2021/NĐ-CP nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng lớn và đa dạng của khu vực kinh tế tập thể.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw