Nối nhịp cầu văn hóa

LCĐT - Mỗi chuyến đi là một hành trình đáng nhớ, ghi dấu sắc màu văn hóa cộng đồng các dân tộc Lào Cai đến nhiều vùng đất mới, lan tỏa những giá trị và kết nối văn hóa vùng miền.

Trước đây, anh Tẩn Láo Tả (ở thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát) chỉ nghĩ rằng, khi nghĩ lớn lên sẽ theo bố học chạm khắc bạc của người Dao đỏ, gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào mình. Vậy nhưng hôm nay, ước mong của anh Tả đã lớn hơn, đó là mang bản sắc văn hóa của quê hương đến nhiều vùng đất mới.

Mong ước ấy xuất hiện khi anh Tẩn Láo Tả là nghệ nhân được tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022 tại Thái Nguyên. Tại đây, anh có dịp thực hiện một số công đoạn chạm khắc bạc để giúp các đại biểu, người dân đến gần hơn, hiểu hơn về nghề truyền thống của người Dao đỏ ở Séo Pờ Hồ.

Những hoạt động được thực hiện bằng đôi tay của nghệ nhân cùng các hiện vật trong khu trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022 đã mang đến một không gian đậm sắc màu, dù đặt trong tổng thể chủ đề ngày hội, nhưng vẫn tạo nét riêng biệt của cộng đồng dân tộc Dao ở Lào Cai.

Thực hiện vai trò, nhiệm vụ được giao, Bảo tàng tỉnh đã lựa chọn, trưng bày 100 hiện vật đặc trưng của người Dao ở Lào Cai, có thể kể đến như sách cổ, nhạc cụ, đạo cụ dùng trong lễ cấp sắc, bộ dụng cụ chạm khắc bạc, mặt nạ gỗ, trang phục truyền thống…

Được biết, việc chuẩn bị cho hoạt động này được Bảo tàng tỉnh thực hiện trong hơn 1 tháng. Từ xây dựng kế hoạch, lên đề cương, phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn tham gia đều được triển khai kỹ. Riêng phần lựa chọn hiện vật, Bảo tàng tỉnh họp bàn, thống nhất những hiện vật mang đi trưng bày, trong đó đặc biệt chú trọng khâu đóng gói, bảo quản trong suốt thời gian vận chuyển, trưng bày nhằm bảo vệ, giữ hiện vật nguyên trạng.

Một số hình ảnh của Đoàn Lào Cai tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022.
Một số hình ảnh của Đoàn Lào Cai tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022.

Bà Bùi Thị Giang, Phó Trưởng Phòng Tư vấn - Truyền thông, Bảo tàng tỉnh là người thuyết minh tại ngày hội cho biết: Nội dung thuyết minh cần được chuẩn bị kỹ, cho thấy sự gắn kết giữa phần nội dung với các hiện vật được trưng bày tại không gian, vừa đảm bảo tiến trình phát triển, vừa làm nổi bật những nét đặc trưng, riêng biệt mà chỉ cộng đồng người Dao ở Lào Cai mới có. Tại ngày hội này, đoàn Lào Cai đã đoạt 2 giải A, 2 giải B và 4 giải C, trong đó có 1 giải A về trưng bày, giới thiệu văn hóa đặc trưng địa phương “Sắc màu văn hóa dân tộc Dao”.

Tiếp đó, trong Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV tại Phú Thọ năm 2022, Bảo tàng tỉnh Lào Cai cũng mang đến đây hơn 300 hiện vật độc đáo và tiếp tục đoạt giải A về Không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương.

Mỗi chuyến đi là một hành trình đáng nhớ, ghi dấu sắc màu văn hóa cộng đồng các dân tộc Lào Cai đến nhiều vùng đất mới, lan tỏa những giá trị và kết nối văn hóa vùng miền. Ở đó, các thành viên, nghệ nhân không chỉ có cơ hội sẻ chia, học hỏi kinh nghiệm, mà cũng là dịp để các hiện vật tiếp tục phát huy giá trị. Tất cả hướng tới mục tiêu quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, những bản sắc văn hóa bao đời như lời mời gọi du khách đến với Lào Cai.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhớ lại: Năm 2021, Lào Cai tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III tại tỉnh Lai Châu. Thời điểm đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thành viên trong đoàn tham gia ngày hội vừa thực hiện nghiêm việc test Covid-19, vừa lo chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tái hiện không gian đậm sắc màu văn hóa dân tộc Mông. Khó khăn chưa dừng lại ở đó khi trước giờ khai mạc, trời đổ mưa tầm tã, thành viên trong đoàn vừa phải chạy đua với thời gian trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, vừa liên tục chỉnh sửa, hoàn thiện không gian trưng bày. Sau chuyến đi đó, một số hiện vật bị ảnh hưởng, Bảo tàng tỉnh phải xử lý kỹ lưỡng trước khi nhập kho để đảm bảo hiện vật nguyên hiện trạng.

Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả, niềm vui và cả những kỷ niệm trên hành trình đưa sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Lào Cai đi muôn nơi. Nhưng với mỗi cán bộ của Bảo tàng tỉnh, hành trình của những hiện vật càng dài, bước chân của người làm công tác văn hóa càng xa thì sức lan tỏa càng rộng. Con người và hiện vật với những câu chuyện được lồng gắn khéo léo, duyên dáng trong mỗi chuyến đi là cầu nối góp phần quảng bá, giới thiệu về Lào Cai - mảnh đất vùng biên đầy màu sắc và ắp đầy những giá trị văn hóa đang được gìn giữ, phát huy.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw