Tuổi trẻ Việt Nam chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày 12/3, tại huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức ra quân ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" điểm cấp Trung ương năm 2023.

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương thăm, tặng quà cho gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Vai.
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương thăm, tặng quà cho gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Vai.

Tham dự chương trình có Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Chí Tài; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh; đại diện các sở, ban ngành, đoàn thể địa phương cùng hơn 500 đoàn viên, thanh niên.

Cống hiến sức trẻ đối với cộng đồng

Giới thiệu các gian hàng nông sản của thanh niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giới thiệu các gian hàng nông sản của thanh niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong trào tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung trọng tâm trong triển khai chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm. Thời gian qua, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều phong trào, cuộc vận động có ý nghĩa, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng nông thôn mới, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng địa phương hướng đến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại lễ ra quân Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới", trên 500 đoàn viên, thanh niên tại tỉnh Thừa Thiên Huế hăng hái ra quân thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa trên địa bàn miền núi huyện A Lưới.

Nổi bật là các hoạt động trồng cây xanh và vệ sinh môi trường; xây dựng mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh ở nông thôn; tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường; tham quan mô hình khởi nghiệp của thanh niên nông thôn tại huyện A Lưới và tham gia hội chợ phiên vùng cao triển lãm các sản phẩm nông nghiệp của thanh niên nông thôn…

Trong khuôn khổ chương trình, sàn nông sản trong vũ trụ ảo Agriverse (Công ty Cổ phần Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam) do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hỗ trợ, cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của các đoàn viên, thanh niên vùng cao Thừa Thiên Huế. Agriverse sẽ hỗ trợ các bạn trẻ ở Huế giới thiệu, quảng cáo, kết nối mua-bán nông sản, đặc sản của địa phương qua những gian hàng 3D trên vũ trụ ảo.

Trung ương Đoàn và Công ty cổ phần thiết bị bay AgriDrone Việt Nam cũng tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên với cam kết đồng hành hỗ trợ triển khai 300 sàn nông sản trên vũ trụ ảo Agriverse.

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương trao hỗ trợ cho đồng bào nghèo huyện A Lưới.
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương trao hỗ trợ cho đồng bào nghèo huyện A Lưới.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Chí Tài cho biết, ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2023 là dịp để đoàn viên, thanh niên trong tỉnh cống hiến sức trẻ đối với cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đây cũng là cơ hội, môi trường thuận lợi để mỗi bạn trẻ trải nghiệm, rèn luyện bản thân trưởng thành hơn.

Nhân dịp này, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã hỗ trợ Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế nguồn lực xây dựng nông thôn mới thôn, bản gồm: 2 mô hình sinh kế cho thanh niên trị giá 1 tỷ đồng; 1 gian hàng nông nghiệp số trên nền tảng Metaverse trị giá 100 triệu đồng; 1 mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh trị giá 100 triệu đồng; 2 hội nghị tập huấn cho thanh niên trị giá 200 triệu đồng; 500 cây dừa xiêm; 50 túi an sinh trị giá 13 triệu đồng; 20 suất quà cho gia đình chính sách, gia đình của cựu thanh niên xung phong trị giá 20 triệu đồng.

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ

Các đại biểu tham gia trồng dừa xiêm tại lễ ra quân.
Các đại biểu tham gia trồng dừa xiêm tại lễ ra quân.

Nhằm phát huy vai trò xung kích của lực lượng đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã lựa chọn Thừa Thiên Huế là địa điểm phát động Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2023 trên toàn quốc.

Cùng thời điểm này, tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều đồng loạt tổ chức các hoạt động ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tuổi trẻ các tỉnh, thành phố đã đồng loạt đăng ký hỗ trợ hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2023 với 289 phần việc, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của tuổi trẻ cả nước trong ngày cao điểm tình nguyện.

Ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên 63 tỉnh, thành phố đồng loạt ra quân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, thắp sáng đường giao thông nông thôn; trồng cây xanh, trồng hoa; vệ sinh môi trường; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh… Qua đó, góp phần huy động sự vào cuộc của các cấp bộ Đoàn; cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng nông thôn mới thôn bản trở thành những “Làng quê đáng sống”.

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai các chương trình, hoạt động với tổng giá trị 1,725 tỷ đồng. Cụ thể gồm: xây dựng 3 mô hình thôn bản không rác thải nhựa trị giá 300 triệu đồng; triển khai 3 sân bóng đá trị giá 450 triệu đồng; 3 tuyến đường thắp sáng đường quê trị giá 375 triệu đồng; triển khai 3 gian hàng nông nghiệp số trên nền tảng Metaverse trị giá 300 triệu đồng; tổ chức 3 hội nghị tập huấn nghiệp vụ du lịch cộng đồng trị giá 300 triệu đồng; triển khai 10 đội hình trí thức trẻ (với 300 thành viên) chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thanh niên và người dân tại các tỉnh, thành trong nước.

Trung ương Đoàn hỗ trợ Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế nguồn lực xây dựng nông thôn mới thôn, bản.
Trung ương Đoàn hỗ trợ Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế nguồn lực xây dựng nông thôn mới thôn, bản.

Tại các tỉnh, thành đoàn cũng đã triển khai các chương trình, hoạt động với tổng giá trị 24,8 tỷ đồng. Cụ thể gồm: triển khai 690,6km tuyến đường hoa; 61 km con đường bích họa; trồng mới được 948.236 cây xanh; triển khai sửa chữa được 329,8km đường nông thôn; xây dựng mới được 84,6 km đường nông thôn; thắp sáng 140 km đường giao thông nông thôn; xây dựng mới được 28 cầu giao thông nông thôn, 14 nhà văn hóa,…; tổ chức 176 hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 6.221 đoàn viên, thanh niên; thành lập được 62 đội hình trí thức trẻ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thanh niên và người dân với 1.753 thành viên tham gia.

Phát biểu tại lễ ra quân, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương lưu ý, để triển khai hiệu quả ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới trong Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn cần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên; trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, thắp sáng đường quê; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh…

Trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó.

Với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, các cấp bộ Đoàn cần tập trung vào chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giúp thanh niên nông thôn kiến thức, có điều kiện để số hóa sản phẩm nông nghiệp, từ đó làm giàu bằng nghề nông; tăng cường hoạt động chuyển đổi số giúp đưa các sản phẩm OCOP của thanh niên đến tay người tiêu dùng; tích cực tham gia làm đẹp cảnh quan môi trường nông thôn; vận động các nguồn lực xã hội để tham gia xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu cho người dân, giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí nông thôn mới thôn bản.

“Tổ chức Đoàn tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai nội dung hoạt động trọng tâm Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới trong Tháng Thanh niên năm 2023 phù hợp với điều kiện địa phương, đơn vị; tích cực vận động các lực lượng xã hội cùng chung tay giải quyết những vấn đề thanh niên đang quan tâm hiện nay như: Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng các điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động của Đoàn, Đội”, anh Ngô Văn Cương nhấn mạnh.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw