“Càng khó khăn càng trách nhiệm với nghề”

LCĐT - Đó là tâm sự của chị Đỗ Thị Lan Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai với nghề mà chị đã gắn bó suốt bao năm qua.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội vào năm 2002, chị Oanh có thời gian làm cán bộ tư pháp ở địa phương. Năm 2006, chị chuyển sang làm chuyên viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai, được bổ nhiệm làm trợ giúp viên pháp lý vào năm 2009.

Chị Oanh trải lòng: Trước đây, khi thực hiện công tác truyền thông trợ giúp pháp lý ở cơ sở, có lần tôi trao đổi, trò chuyện với bà con về những nguy cơ, hệ lụy khi vượt biên trái phép để đi làm thuê, có người không đồng ý, bỏ về giữa chừng vì cho rằng điều ấy không đúng, đi làm như vậy mới có tiền cải thiện cuộc sống. Tôi không vì thái độ đó của bà con mà buồn hay nản lòng, vẫn cố gắng hoàn thành buổi truyền thông. Vài năm sau, khi tôi tuyên truyền về nội dung này, bà con bảo giờ không vượt biên đi làm trái phép nữa đâu, nguy hiểm lắm. Cùng với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, nhận thức của đồng bào đã có nhiều chuyển biến.

Chị Đỗ Thị Lan Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai luôn nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ.
Chị Đỗ Thị Lan Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai luôn nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ.

Đây là niềm vui đối với chị Oanh cùng đồng nghiệp và cũng là động lực để chị làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ở một số nơi, nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc truyền thông trợ giúp pháp lý rất cần thiết. Tuy nhiên, để truyền tải các nội dung về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều gian khó do địa bàn xa xôi, cách trở, nhiều nơi phải có người phiên dịch tiếng phổ thông sang tiếng đồng bào giúp bà con hiểu. Đối với chị Oanh, chị luôn lựa chọn những nội dung phù hợp, lồng ghép thông qua những tình huống, câu chuyện cụ thể để người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Cùng với hoạt động truyền thông, thực hiện nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý, chị còn tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Bất kể thời điểm nào, khi được phân công, chị luôn sẵn sàng và kịp thời có mặt, tham gia lấy lời khai ban đầu, củng cố chứng cứ và thực hiện nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý.

“Có những vụ án khép lại khiến tôi trăn trở, day dứt. Có những vụ việc chỉ vì phút nóng giận ban đầu, thiếu kiểm soát, thiếu hiểu biết pháp luật đã đẩy nhiều người vào vòng lao lý. Qua mỗi vụ án, tôi lại tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp”, chị Oanh bộc bạch.

Là Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai, chị được giao phụ trách công tác chuyên môn, nghiệp vụ, phụ trách truyền thông về trợ giúp pháp lý, quản lý, chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh Trợ giúp pháp lý huyện Si Ma Cai; theo dõi, quản lý hoạt động của phòng nghiệp vụ 2; theo dõi hoạt động của các chi nhánh trợ giúp pháp lý huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên…

Chị Đỗ Thị Lan Oanh nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2022.
Chị Đỗ Thị Lan Oanh nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2022.

Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, chị luôn nỗ lực, tích cực tham mưu cho Giám đốc Trung tâm phân công các trợ giúp viên phụ trách hoạt động tố tụng tại các địa phương; giao trợ giúp viên phối hợp tốt với cơ quan tiến hành tố tụng, hướng dẫn điều tra viên, cán bộ điều tra thực hiện tốt việc thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý để các vụ, việc được trợ giúp pháp lý tại trung tâm ngày càng tăng. Các vụ, việc do trợ giúp viên pháp lý thực hiện đều đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật, không có vụ, việc nào gây thiệt hại cho người được trợ giúp và phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Với những nỗ lực đó, năm 2022, chị Đỗ Thị Lan Oanh là cá nhân duy nhất ngành tư pháp tỉnh được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp…     

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw