Lớp học tiếng Anh đặc biệt ở Séo Mý Tỷ

Lớp học tiếng Anh đặc biệt ở Séo Mý Tỷ ảnh 1

LCĐT - 7 giờ tối các ngày trong tuần, sau bữa cơm gia đình, người dân ở thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van (thị xã Sa Pa) lại gọi nhau tới lớp học tiếng Anh. Đó là lớp học đặc biệt do tình nguyện viên Sashi Imchen đến từ Ấn Độ đứng lớp.

Chiếc bảng của thầy giáo Sashi Imchen là tấm gỗ phẳng được dựng tựa vào bức vách.
Chiếc bảng của thầy giáo Sashi Imchen là tấm gỗ phẳng được dựng tựa vào bức vách.

Khoảng chục ngày trước, thông tin về lớp học tiếng Anh miễn phí do người nước ngoài giảng dạy khiến người dân thôn Séo Mý Tỷ vừa tò mò, vừa háo hức, chờ đợi. Séo Mý Tỷ là vùng đất bình yên giữa núi rừng Hoàng Liên. Nơi đây còn giữ nhiều nét đặc trưng của bản làng người Mông với mái nhà lợp ván gỗ pơ mu, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn quanh hồ nhân tạo cao nhất Đông Dương. Những năm gần đây, Séo Mý Tỷ bắt đầu thu hút khách du lịch nước ngoài đến tham quan, khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, sự giao tiếp của người dân địa phương đối với du khách gặp nhiều khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, điều này cản trở không nhỏ tới việc phát triển du lịch cộng đồng.

Những đôi bàn tay xanh màu chàm nắn nót từng nét chữ.
Những đôi bàn tay xanh màu chàm nắn nót từng nét chữ.

Trong căn bếp leo lét ánh đèn, những chiếc ghế gỗ mộc mạc kê ngay ngắn trên “bục giảng”, chiếc bảng của thầy giáo Sashi Imchen là tấm gỗ phẳng được dựng tựa vào bức vách. Trợ giảng của thầy giáo Sashi Imchen là chị Thào Thị Lan (chủ nhà), cũng là người duy nhất biết chút ngoại ngữ. Phía dưới, học sinh gồm các độ tuổi từ 15 đến gần 40, có cả những phụ nữ cõng con nhỏ đến lớp. Mỗi câu của thầy giáo vang lên, cả lớp lại đọc theo dõng dạc, xóa tan bầu không khí tĩnh lặng. Những bàn tay xanh màu chàm, nguệch ngoạc ghi chép để về nhà tự mình tập luyện phát âm. Giàng A Quả là người đầu tiên ở bản Mông này làm homestay cho biết: Có những đoàn khách nước ngoài đến, họ nói mình không hiểu, phải dùng google dịch, rất bất tiện. Khi có tình nguyện viên xuống đây dạy, tôi đã thông tin để mọi người trong thôn cùng tham gia. Ban đầu, lớp học chỉ có 5 - 6 người, sau thấy bạn bè, người thân biết giao tiếp tiếng Anh, mọi người đến học đông hơn. Hiện tại, lớp đã có hơn 30 người học tiếng Anh.

Nhiều chị em còn bế theo con nhỏ đến lớp.
Nhiều chị em còn bế theo con nhỏ đến lớp.

Người làm du lịch ở Séo Mý Tỷ đa phần xuất thân từ nông dân, có người còn chưa biết đọc, biết viết. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng đón nhận cái mới và quan trọng là họ cần mưu sinh dựa vào du lịch, nên ai cũng muốn học ngoại ngữ.

Vợ chồng anh Hạng A Dính tối nào cũng gửi con nhỏ cho ông bà trông để đến lớp học tiếng Anh. A Dính bảo: Tôi mới làm dịch vụ homestay được 2 tháng và đón nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Khi khách nước ngoài hỏi các dịch vụ, tôi không biết trả lời thế nào. Khó khăn trong giao tiếp khiến khách rời đi, tôi mất khoản thu nhập đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu giao tiếp được với khách, tôi quyết định học tiếng Anh. Tôi muốn biết được những từ cơ bản để có thể giới thiệu món ăn, sản vật địa phương, nơi có phong cảnh đẹp, trả lời về giá cả... Tôi cũng muốn giới thiệu cho khách biết về văn hóa, phong tục, tập quán của quê hương mình.

Thầy giáo Sashi Imchen cùng các "học viên" thực hành ngoài lớp học.
Thầy giáo Sashi Imchen cùng các "học viên" thực hành ngoài lớp học.

Chị Thào Thị Mú năm nay 29 tuổi, chưa từng được đi học nên không biết chữ. “Tôi đang làm công việc dọn dẹp cho homestay. Nhiều khi khách du lịch nước ngoài hỏi, tôi không hiểu để trả lời nên rất bất tiện. Mới theo học lớp tiếng Anh được 1 tuần nhưng tôi đã biết những câu chào hỏi cơ bản. Dù bận việc, tôi chưa bỏ buổi học nào”, chị Mú cho hay.

Tương tự, chị Sùng Thị Dở lấy chồng sớm, không được học hành nên quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. “Thấy nhiều chị em trong thôn làm du lịch, tôi thích lắm, thời gian tới sẽ học tiếng Anh, rồi xin làm thêm tại một cơ sở du lịch gần đây” - chị Sùng Thị Dở tâm sự.

“Trái với lo lắng ban đầu, mọi người rất hào hứng và tiếp thu tương đối tốt." - anh Sashi Imchen nhận xét.
“Trái với lo lắng ban đầu, mọi người rất hào hứng và tiếp thu tương đối tốt." - anh Sashi Imchen nhận xét.

Để tạo hứng thú cho học sinh “đặc biệt”, anh Sashi Imchen phải giảng soạn các bài học với nội dung thiết thực, gần gũi nhất và hướng đến tiếng Anh du lịch là chính, việc lựa chọn từ ngữ dạy học cũng ngắn gọn, dễ phát âm. Để học viên nhớ từ vựng, thầy giáo thường gợi liên tưởng đến sự việc thân quen xung quanh hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể để giải thích. “Trái với lo lắng ban đầu, mọi người rất hào hứng và tiếp thu tương đối tốt. Tôi tự tin tất cả học viên của lớp sẽ “tốt nghiệp” đúng thời gian với yêu cầu đề ra”, anh Sashi Imchen khẳng định.

Lớp học tiếng Anh đặc biệt đã mang lại niềm vui, sự tự tin cho người dân Séo Mý Tỷ.
Lớp học tiếng Anh đặc biệt đã mang lại niềm vui, sự tự tin cho người dân Séo Mý Tỷ.

Chiều đến, lác đác một vài khách du lịch nước ngoài tới Tasua Homestay của Giàng A Quả. Anh mạnh dạn chào hỏi bằng một vài câu tiếng Anh, mấy người khách ngạc nhiên rồi vui cười đáp lại. Quả bảo tôi: Biết thêm ngoại ngữ, người dân Séo Mý Tỷ thêm tự tin làm du lịch, đói nghèo, lạc hậu cũng không còn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw