Nậm Mòn: Khúc nhạc hân hoan

LCĐT - Về thôn Nậm Mòn, xã Nậm Mòn (huyện Bắc Hà) chẳng thấy những khoảnh đất “biếng lười” nằm phơi nắng, phơi sương mà luôn ngập tràn màu xanh tươi tốt…

Chuyện kể hôm nay

Từ khoảng sân nhà Bí thư Chi bộ thôn Nậm Mòn - ông Vàng Văn Xưởng, vẫn nghe rõ tiếng suối chảy như khúc nhạc hân hoan vang lên giữa núi đồi xanh thẳm. Ông Xưởng bảo, chính từ nguồn nước mát lành đổ về ấy đã làm nên dáng hình, cuộc sống của Nậm Mòn hôm nay.

Thôn Nậm Mòn là nơi sinh sống của 86 hộ, với gần 350 nhân khẩu. Ở rẻo cao này chia thành 3 chòm xóm của đồng bào Tày, Nùng, Mông cùng sinh sống. Trước đây, thôn chỉ có người Tày, người Nùng, về sau, khi thực hiện chủ trương chia tách, sáp nhập thôn, một nhóm hộ người Mông trở thành dân cư của thôn.

Những người cao niên của thôn vẫn kể cho con cháu đời sau về nguồn gốc tên gọi  Nậm Mòn. Trong tiếng Tày, “nậm” là nước, “mòn” trong từ “mậy mòn” nghĩa là cây dâu. Tên gọi của chốn này xuất phát từ nguồn nước mát lành chảy qua gốc dâu cổ thụ trước khi đổ về khe thung. Khi những thế hệ người Tày đầu tiên đến đây khai hoang, họ nhìn địa thế có đất bằng để làm ruộng, có nước mát để tưới tiêu, sinh hoạt nên quyết định lập bản ở chốn này. Điều này cũng thể hiện một trong những nét đặc trưng của cộng đồng người Tày, họ luôn sinh sống ở những nơi bằng phẳng, gần nguồn nước. Hôm nay, gốc dâu cổ thuở mới lập thôn đã vắng bóng, chỉ còn dòng nước mát lành vẫn chảy trôi, cung cấp nước cho đôi bờ ruộng đồng tươi tốt.

Nhìn từ trên cao, có thể thấy dòng suối chưa từng được đặt tên lặng lẽ chảy như một nhát cắt chia đôi vùng đất. Đôi bờ suối là vùng sản xuất với những cánh ruộng bình lặng, bằng phẳng, xa xa là chòm xóm của người Nùng, người Tày. Có lẽ, nhờ lợi thế về đất đai, nguồn nước mà Nậm Mòn là thôn duy nhất của xã trồng được 2 vụ lúa xuân và hè thu.

Khi chúng tôi đến nhà cũng là lúc vợ con của Bí thư Chi bộ thôn chuẩn bị làm cốm và khẩu rang từ những bó lúa mới thu. Thứ mùi thơm dịu nhẹ, man mác, pha thêm chút ngọt ngào của sữa lúa lan đi khắp khoảng không. Những bông lúa nếp non vẫn còn ngậm sữa được để riêng làm cốm, bông lúa già hơn thì làm khẩu rang. So với nhiều bản làng khác thì mùa làm cốm nơi này hơi muộn. Đem thắc mắc này hỏi Bí thư Chi bộ thôn, tôi nhận được nụ cười cùng lời giải thích: Đây là giống lúa nếp cái hoa vàng mới được đưa về trồng ở thôn, thời gian trồng và thu hoạch muộn hơn giống bản địa chừng nửa tháng. Năm 2019, từ lời mách của người quen về một giống lúa nếp dẻo thơm, tôi cùng chú em trong gia đình là 2 hộ đầu tiên trồng thử. Vụ mùa năm ấy, nhà tôi gieo 8 kg thóc giống. Ban đầu tôi chỉ tính trồng thử một vụ xem sao, thế mà lại thành công. Hợp đất, hợp nước nên cây lúa nếp cái hoa vàng sinh trưởng tốt trên đất Nậm Mòn, không bị sâu bệnh, có những cây cao ngang đầu người, hạt thóc căng tròn, chắc nịch. Cốm hoặc khẩu rang làm từ giống nếp này cũng mềm dẻo, thơm ngon.

Thế rồi từ vụ cốm năm ấy của nhà ông Xưởng, người dân bắt đầu đưa giống khẩu cư bản địa hay sâu bệnh, năng suất thấp thay bằng lúa nếp cái hoa vàng. Đến nay, cả thôn có gần 20 hộ trồng giống lúa mới, diện tích chừng 1,2 ha. Những hạt gạo thơm mềm ấy được bà con dùng làm cốm, làm khẩu rang, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Tày từ bao đời nay. Nậm Mòn cũng là thôn đầu tiên của xã đưa giống lúa nếp mới vào sản xuất.

Không chỉ chuyện về cây lúa, người dân Nậm Mòn hôm nay đã có nhiều đổi thay trong phát triển kinh tế. Khoảng 5 năm trở lại đây, bà con đẩy mạnh trồng quế, với tổng diện tích hiện tại khoảng 16 ha. Cùng với đó, người dân khôi phục cây mận Tam hoa. Hiện cả thôn có 10 ha mận. Những cây trồng này được kỳ vọng là nguồn thu lớn trong tương lai, giúp nâng cao chất lượng đời sống của các hộ trên địa bàn.

Viết tiếp đổi thay

Kỳ thực, câu chuyện làm đường và làm kinh tế ở Nậm Mòn như hai trong một, cùng trải qua những quãng thăng trầm. Trước đây, do đường đi lại quá khó khăn, nhìn những vụ mận Tam hoa trĩu cành mà người dân không buồn thu hái. Dùng ngựa thồ chở mận đến trung tâm huyện Bắc Hà bán có khi đến nơi quá nửa bị dập, nửa còn lại cũng chẳng được giá cao. Thế nên những vườn mận bạt ngàn cứ vơi dần. Mãi đến khi nông thôn mới về, đường giao thông được đầu tư kiên cố, người dân mới yên tâm khôi phục cây trồng này. Chuyện làm cốm, khẩu rang cũng vậy. Hôm nay, người dân Nậm Mòn đã tính đến chuyện đưa nét ẩm thực này trở thành hàng hóa.

Đưa tôi đi tham quan thôn, Bí thư Chi bộ Vàng Văn Xưởng không giấu được mừng vui: Tuyến đường xe đang chạy là mơ ước bao lâu của bà con trong thôn và đã thành hiện thực. Từ đầu thôn tới điểm cuối thôn giờ chạy xe máy chỉ chừng chục phút, chứ ngày trước tôi cuốc bộ trên đường lởm chởm đất đá để đi tuyên truyền, vận động, đi từ xóm này qua xóm kia trong thôn mất cả tiếng đồng hồ. Giờ chỉ còn nhóm 7 hộ người Mông sinh sống ở trên cao là đường đi lại khó.

Đợt vừa rồi họp thôn bàn về chuyện làm đường liên thôn Nậm Mòn - Nậm Làn Cốc Cài, sau khi nghe thông tin về chủ trương và dự kiến kinh phí, bà con tán thành cao. Tuyến đường với tổng chiều dài 1,4 km, dự kiến kinh phí khoảng 120 triệu đồng, trong đó mỗi thôn có một nửa tuyến đường chạy qua và chịu một nửa kinh phí. Riêng thôn Nậm Mòn, ngoài đóng góp 700.000 đồng/hộ, ở thôn có 5 hộ hiến hơn 600 m2 đất để làm đường. Ông Hoàng Văn Dì, một trong những hộ hiến đất làm đường bảo: Ngày mưa, nhìn những gia đình xóm trên cõng con em đi học trên đoạn đường đất thấy mà thương. Lại thêm việc tuyến đường mở mới dẫn lối tới những rừng quế thêm thuận tiện, nên tôi không tiếc đất.

Còn bà Vàng Thị Pẳn thì hy vọng mai kia tuyến đường hoàn thành bà sẽ đỡ vất vả hơn vì hiện nay bà vẫn ngày ngày cuốc bộ đến khu sản xuất.

Không chỉ vậy, trong những đổi thay hôm nay ở chốn này còn kể đến việc người dân chung tay xây dựng đời sống mới. Từng một thời nhức nhối về các vấn đề xã hội, nhưng hàng chục năm nay, trên địa bàn thôn không xảy ra trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Bà Sùng Thị Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Mòn đánh giá: Thôn Nậm Mòn là điểm sáng của địa phương trên nhiều lĩnh vực như phát triển đảng viên, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Những đổi thay này đến từ nhiều phía, trong đó phải kể đến tinh thần đoàn kết của người dân. Đây cũng là tiền đề vững chắc để thôn xây dựng thôn nông thôn mới, tô tiếp những gam màu sáng về một vùng quê đang đổi thay, phát triển như khúc nhạc hân hoan...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Thời gian qua, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới, góp phần tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, bên cạnh đó, thúc đẩy triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

fb yt zl tw