Đổi thay trên cao nguyên Bắc Hà

LCĐT - Trong suốt chiều dài lịch sử, Bắc Hà luôn là vùng đất khó khăn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, dưới ánh sáng soi đường của Đảng, “cao nguyên trắng” Bắc Hà đã vươn mình trở thành địa phương có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh, đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng khởi sắc.

Dinh thự Hoàng A Tưởng - nơi xa hoa bậc nhất nhưng cũng phản ánh đời sống vất vả, đau thương của người dân miền biên viễn nửa đầu thế kỷ XX. Những chiếc cối xay lúa, ngô của đồng bào vùng cao là minh chứng cho một giai đoạn thiếu thốn, khó khăn. Giai đoạn lịch sử về người chủ của dinh thự vẫn luôn là đề tài hấp dẫn du khách. Nhiều cao niên sinh sống tại Bắc Hà vẫn còn nhớ như in quy định cống nạp nguyên liệu sáp ong ở các vách núi của người dân để xây dựng dinh thự này.

Công trình được khởi công vào năm 1914, do 2 kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế, chỉ đạo thi công. Tổng thể dinh thự có 36 phòng, với tổng diện tích lên đến 4.000 m2, có sự kết hợp độc đáo của lối kiến trúc Á - Âu. Với những giá trị độc đáo, ngày 11/6/1999, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định công nhận dinh thự cổ Hoàng A Tưởng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Giờ đây, những hiện vật của dinh thự chỉ còn nằm trong phòng trưng bày và ký ức của những người cao tuổi trên mảnh đất Bắc Hà.

Đổi thay ở các vùng quê trên cao nguyên Bắc Hà.
Đổi thay ở các vùng quê trên cao nguyên Bắc Hà.

Bắc Hà hôm nay đã khác xưa rất nhiều, đồng bào vùng cao dần biết khai thác các lợi thế của quê hương để phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Số lượng homestay do đồng bào làm chủ ngày càng tăng. Từ mô hình này, vào những thời gian cao điểm, du lịch mang lại cho các hộ nguồn thu vài chục triệu đồng/tháng. Con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn cũng nỗ lực vươn lên, làm chủ công nghệ, internet, quảng bá hình ảnh vùng đất Bắc Hà nên thơ, bình yên đến với người dân, du khách trong và ngoài nước. Ông Lý Seo Sùng, Bí thư Đảng ủy xã Bản Phố cho biết: Từ bản sắc văn hóa được lưu giữ, bảo tồn, địa phương sẽ có định hướng, hỗ trợ để người dân khai thác, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, nâng cao thu nhập…

Để tạo đột phá cho địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Bắc Hà đã xác định 2 lĩnh vực đột phá cho năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025 là: Phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của huyện và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để đến năm 2025 xây dựng Bắc Hà trở thành khu du lịch đặc sắc của tỉnh và khu vực. Đồng chí Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bắc Hà khẳng định: Bắc Hà quan tâm đầu tư hạ tầng, đường giao thông kết nối từ huyện đến khu vực xung quanh và các xã. Bên cạnh đó, huyện nỗ lực thực hiện công tác quy hoạch để thu hút đầu tư, nhất là các thành phần ngoài Nhà nước đầu tư tại Bắc Hà nhằm tạo sự thay đổi rõ nét cho huyện từ nay đến năm 2025.

Mặc dù vẫn là huyện nghèo của cả nước, nhưng với những quyết sách đúng của Đảng bộ, chính quyền cùng tinh thần đoàn kết, quyết tâm của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tin rằng vùng đất Bắc Hà sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw