Chị Ma Thị Dín tích cực tuyên truyền bảo vệ biên giới

LCĐT - Thôn Na Lốc 4, xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) là thôn giáp biên, có 112 hộ, đa phần là đồng bào Mông. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, chị Ma Thị Dín, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn đã có nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Chị Dín trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Chị Dín trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Chị đã tham mưu cho chi bộ trong các cuộc họp sinh hoạt định kỳ hằng tháng, hoặc khi họp tổ tuyên vận, họp thôn đều đưa nội dung về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới để tuyên truyền, phổ biến hoặc bàn các nội dung, nhiệm vụ có liên quan. Chị tìm hiểu thông tin, tài liệu để trực tiếp tuyên truyền, vận động bà con mọi lúc, mọi nơi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tham gia bảo vệ biên giới.

Là Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, chị tích cực phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa bộ đội biên phòng với người dân địa phương. Năm 2015, thôn Na Lốc 4 đã kết nghĩa với thôn bên kia biên giới. Là người địa phương, am hiểu văn hóa, phong tục, chị đã tham mưu cho chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia với thôn kết nghĩa nhân các dịp lễ, tết.

Thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, chị đã tham gia và là thành viên tích cực tổ tự quản đường biên, mốc giới của thôn, thường xuyên tham gia tuần tra, bảo vệ biên giới cùng bộ đội biên phòng. Nhiều năm nay, chị cùng các cán bộ thôn, cán bộ biên phòng tuyên truyền, vận động hộ gia đình, cá nhân trong thôn ký cam kết không xuất - nhập cảnh trái phép; phát hiện, tố giác hoạt động xuất - nhập cảnh trái phép. Chị đã phát hiện một số trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật để báo cho lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn, xử lý, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới.

Những cán bộ thôn nhiệt tình, trách nhiệm như chị Dín đã góp phần cùng bộ đội biên phòng và bà con dân bản bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, bình yên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw