Triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện 698/CĐ-TTg ngày 4/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày 29 tháng 7 năm 2022, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương) tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương có ý kiến như sau:

Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh 1.

Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định đầu tư. Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã ban hành gần 80 văn bản pháp lý và giao kế hoạch nguồn ngân sách trung ương năm 2022, làm cơ sở để các cơ quan, địa phương phân bổ, giao kế hoạch vốn và triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm trong khi Kế hoạch vốn phải giải ngân rất lớn, riêng vốn ngân sách trung ương năm 2022 đã là hơn 34 nghìn tỷ đồng; đến nay vẫn còn 02 Thông tư, 17 văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan Trung ương chưa được ban hành; gần 20 địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ vốn ngân sách Trung ương; một số địa phương chưa kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Để tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ, khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Các Bộ, cơ quan: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công Thương, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao (phân công tại Phụ lục kèm theo), hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2022.

2. Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và giải quyết các kiến nghị của các địa phương theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền trước ngày 10 tháng 8 năm 2022. 

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: 

a) Sau thời điểm ngày 31 tháng 8 năm 2022, rà soát, tổng hợp các địa phương chưa hoàn thành phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chuyển vốn cho các địa phương đã hoàn thành các thủ tục giao vốn, phê duyệt dự án, dự toán chi tiết và có khả năng giải ngân vốn ngay trong năm 2022. 

b) Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung 88,6 triệu USD của Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tổng hợp phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 còn lại của 03 chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 9 năm 2022.  

4. Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 và Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; hoàn thành trước ngày 10 tháng 8 năm 2022. 

 5. Văn phòng Chính phủ khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xem xét, chỉ đạo thống nhất phương án xử lý về vướng mắc trong thực hiện quy định phân bổ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho các địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết theo từng nội dung thành phần, từng lĩnh vực chi từ năm 2023 trở đi. 

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số địa phương về việc thực hiện nội dung "Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự" thuộc Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổng hợp, thống nhất đề xuất giải pháp xử lý cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2022 trước khi hướng dẫn và triển khai thực hiện nội dung nêu trên.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 

a) Khẩn trương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2022. 

b) Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

c) Xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của năm 2022; phấn đấu hoàn thành 100% tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để chậm tiến độ phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

d) Khẩn trương hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế. 

8. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Với hơn 5.000 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay kết quả thương mại vẫn chưa được như mong đợi, các địa phương cho rằng, cần phải phát triển hạ tầng tạo sức bật xuất khẩu (XK) sang thị trường “láng giềng”.

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

fb yt zl tw