Cô giáo tích cực tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

LCĐT - Ở thành phố Lào Cai, những giờ học, giờ hoạt động ngoại khóa kết nối xuyên quốc gia được thực hiện nhiều ở bậc học THPT, THCS và tiểu học. Tuy nhiên, đối với lứa tuổi mầm non thì việc học kết nối còn rất mới. Với mong muốn tạo cơ hội để học sinh được giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng ứng dụng môn tiếng Anh, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh, Trường Mầm non Hoa Mai (thành phố Lào Cai) là giáo viên đầu tiên của thành phố và của tỉnh thực hiện giờ học kết nối cho học sinh với học sinh người nước ngoài.

Cô giáo tích cực tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ảnh 1
Cô giáo Thùy Linh tích cực tham gia các hoạt động kết nối, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Đang kỳ nghỉ hè, nhưng phải mất vài cuộc hẹn, tôi mới gặp được cô giáo Linh do dịp này cô đang tham gia những lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hoàn thiện một số công việc sau năm học.

Cô giáo Linh vốn quê Phú Thọ, nhưng có duyên với vùng cao Lào Cai. Sau khi tốt nghiệp trường chuyên nghiệp, cô gắn bó với vùng đất Si Ma Cai, Bát Xát rồi xã Hợp Thành thuộc vùng khó khăn của thành phố Lào Cai. Hiện tại, cô công tác tại Trường Mầm non Hoa Mai, một trong những trường trọng điểm của thành phố về giáo dục mầm non. Làm việc tại môi trường dạy học thuận lợi, cô được thỏa sức sáng tạo và cống hiến.

Để đáp ứng yêu cầu dạy học ngày càng cao, cô giáo Linh kiên trì học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức, đồng thời tham gia các câu lạc bộ giáo viên mầm non kết nối. Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh cho biết: Tôi luôn tìm cách kết nối thông tin, học hỏi từ đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp có chuyên môn cao, từ đó bắt nhịp với xu hướng dạy học hiện đại, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả giờ học.

Tâm niệm vậy nên cô luôn tích cực kết nối giờ dạy bốn phương. Những tiết học kết nối với nhiều quốc gia đã khẳng định khả năng của cô. Mong muốn đổi mới và hội nhập, cô giáo Linh hăng say nâng cao chất lượng chuyên môn với các phương pháp giáo dục tiên tiến như Montessori, Steam, dạy học kết nối…

Để phù hợp với tiêu chí vừa học, vừa chơi của cấp học mầm non, những chủ đề được cô lựa chọn trong giờ học kết nối rất gần gũi với học sinh như ngày tết cổ truyền của dân tộc, ngày lễ Giáng sinh, trải nghiệm làm bánh… Cô giáo Linh tâm sự: Thực hiện giờ dạy kết nối bằng tiếng Anh với lớp học nước ngoài đối với những giáo viên không được đào tạo chuyên ngành tiếng Anh như tôi quả thực rất khó. Ngoài việc phải nắm chắc chuyên môn giảng dạy của cấp học, tôi phải trau dồi thêm vốn tiếng Anh, tìm hiểu phong tục của quốc gia mình sẽ dạy học kết nối. Mỗi giờ học như vậy, tôi thường phải chuẩn bị mấy tuần, từ việc lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, tạo các tình huống giả định để có thể xử lý kịp thời…

Năm học vừa qua, cô giáo Linh đã tổ chức cho học sinh mẫu giáo 4 tuổi của trường học các giờ học kết nối với học sinh các quốc gia trên thế giới. Ví dụ như nhân dịp lễ Giáng sinh, cô tổ chức tiết học kết nối với hoạt động trải nghiệm mang chủ đề Giáng sinh. Tiết học có sự hỗ trợ của cô giáo Trần Thị Mai Khanh, đại sứ giáo dục toàn cầu, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường (thành phố Lào Cai) và cô giáo Monira Stana, cùng các bạn nhỏ đất nước Bangladesh. Giờ học mở đầu thú vị và ấn tượng khi bản nhạc Jingle Bells vang lên, các bạn nhỏ hào hứng nhảy múa cùng nhau. Sự cách xa về địa lý, văn hóa không còn, thay vào đó là sự tin tưởng, gắn kết. Giờ học đã giúp trẻ bộc lộ sở trường, sự sáng tạo, tự tin trong giao tiếp và có nhiều cơ hội học hỏi giao lưu, trau dồi kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Qua buổi học, các bạn nhỏ hiểu ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh, biết làm những món quà trong ngày lễ để tặng những người thân yêu của mình. Các bé còn biết thêm nhiều nét văn hóa của nước bạn.

Cô giáo Trần Thị Mai Khanh, đại sứ giáo dục toàn cầu, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường và cũng là cốt cán chuyên môn tiếng Anh của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai nhận định: Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi, đổi mới của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh. Mặc dù không có chuyên môn tiếng Anh, nhưng cô đã tích cực rèn luyện, học hỏi từ đồng nghiệp để thực hiện những giờ học kết nối.

Với những nỗ lực không ngừng, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác chuyên môn. Vừa qua, cô đoạt giải Nhất Cuộc thi thiết kế sản phẩm công nghệ thông tin với chủ đề “Tài năng 4.0 trong giáo dục” do thành phố Lào Cai tổ chức; được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nhiều năm liên tục…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Tên gọi mới từ lòng dân

Tên gọi mới từ lòng dân

Sau khi thực hiện chủ trương vận hành chính quyền địa phương hai cấp, người dân băn khoăn về sự trùng lặp tên gọi của các thôn, tổ dân phố. Vì vậy, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố sau hợp nhất.

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw