Mùa phượng vỹ đơm bông

LCĐT - Tôi trở về quê vào một ngày mùa hạ nắng nóng như nung. Thật trùng hợp khi tôi đang rảo bước dưới hàng phượng vỹ thì gặp lại người bạn thuở thiếu thời. Mắt chạm mắt, trong niềm vui vỡ òa khôn xiết, chúng tôi hét to tên của nhau rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm dấu yêu dưới vòm phượng vỹ đỏ rực.

Hoa phượng khoe sắc dọc các tuyến phố bên bờ sông Hồng ở thành phố Lào Cai. Ảnh: Ngọc Bằng
Hoa phượng khoe sắc dọc các tuyến phố bên bờ sông Hồng ở thành phố Lào Cai.      Ảnh: Ngọc Bằng

Hai mươi năm trôi qua, cứ tưởng rằng thời gian đã xóa nhòa tất cả, xóa luôn những kỷ niệm thuở thiếu thời, nhưng lạ thay, khi đứng tại không gian của hai mươi năm trước ký ức bỗng ùa về càng thắm đỏ như những bông phượng vỹ đến mùa rực cháy. Tôi nhớ những ngày đầu hạ, khi nắng mới xôn xao trên tàng lá xanh mướt thì những chú ve bắt đầu dạo bản nhạc đồng quê da diết. Ve kêu chừng được vài hôm thì trên những tàng lá phượng vỹ bắt đầu nhu nhú những nụ hoa bé xíu. Những nụ hoa được bao bọc bởi một lớp vỏ màu xanh bóng, mịn màng, từng chùm, từng chùm chĩa lên phía trời xanh mây trắng. Và như một lời hẹn trước, đến ngày nắng hạ vàng ươm thì chúng đồng loạt rủ nhau nở rộ. Lúc này tàng lá xanh sẽ nhường hết chỗ cho màu hoa đỏ thắm. Đứng từ xa trông cây phượng như một cây hoa màu đỏ khổng lồ với hàng ngàn cánh hoa như cánh bướm dập dờn rất đẹp.

Người dân quê tôi trồng phượng chỉ vì là loài cây có màu hoa đẹp và tỏa bóng sum suê che mát. Vì thế khắp mọi ngõ ngách, ở đâu có đường là ở đó bóng dáng cây phượng hiển diện. Phượng được trồng đầu ngõ, dọc lối đi quanh làng, ngay cả con đường dẫn ra cánh đồng lúa cũng có bóng dáng của phượng vỹ. Nhớ những buổi đi làm đồng, mỗi khi mệt người dân lại rủ nhau lên gốc phượng để nghỉ ngơi, phụ nữ rổn rảng tiếng nói cười, uống nước, còn đàn ông tranh thủ châm thuốc hút. Đám học trò mỗi lần đi học về cũng không bỏ qua được những gốc phượng đang rợp màu hoa đỏ. Có cậu trai tinh nghịch trèo lên hái chùm hoa, miệng cười tươi hết cỡ. Màu phượng vỹ hòa cùng với màu nắng hạ, hòa trong niềm vui tuổi học trò tinh khôi.

Phượng nở gợi nhớ một thuở cắp sách đến trường đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào. Ảnh: Ngọc Bằng
Phượng nở gợi nhớ một thuở cắp sách đến trường đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào.             Ảnh: Ngọc Bằng

Nhắc đến phượng vỹ không thể không nhắc tới những mùa hạ sân trường rợp cánh phượng bay. Mùa phượng vỹ cũng là mùa cuối của năm học và cũng là mùa chia tay của học trò cuối cấp. Nhớ làm sao những trang lưu bút in dấu cánh bướm phượng của bạn bè khéo léo ghép từng cánh phượng vào. Hôm chia tay cả sân trường rợp màu áo trắng tinh khôi. Tuổi học trò trôi nhanh quá không ngờ. Mới hôm nào còn tíu tít nhưng hôm nay đã phải tạm biệt nhau. Những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt khẽ khàng rơi, hứa với nhau sẽ quay lại mùa phượng vỹ ôn lại thời học trò. Rồi thời gian lại trôi đi, mới đó mà lũ học trò năm xưa đứa nào đứa nấy đã trở thành người lớn. Chỉ có màu hoa phượng vỹ là vẫn vậy, vẫn đỏ thắm như niềm nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Trái tim tôi xao động mỗi khi nhớ về màu phượng vỹ, nhớ tuổi học trò thơ ngây, trong sáng.

Mùa hạ của năm tháng thiếu thời của tôi, của bạn, của những cô cậu học trò hằn sâu thẳm trong ký ức là màu phượng vỹ đỏ thắm thân thương. Như một ngọn lửa rực cháy mãi không tắt, màu phượng vỹ đã đi cùng tôi theo năm tháng, nung nấu ước mơ làm hành trang vững chãi để trầm tĩnh mà bước vào đời. Và thật kỳ diệu, mỗi khi màu đỏ phượng vỹ nhắc nhớ, lòng tôi như được vỗ về an yên, gạt bỏ mọi vướng bận, sầu muộn, cứ thế tôi tận hưởng những phút giây hạnh phúc ngọt ngào…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw