Chuyện trà

LCĐT - Tôi thích uống trà nên thường tìm đọc những cuốn sách, bài viết lên quan đến sở thích của mình. Mới đây, tôi bất ngờ khi tìm thấy trên trang bán sách có cuốn sách bàn về trà của tác giả Trần Quang Đức (sinh năm 1985). Đây là tác giả đã gây ấn tượng mạnh cho những người yêu văn hóa đọc với công trình khảo cứu “Ngàn năm mũ áo” được xuất bản năm 2013 khi tác giả chưa đầy 30 tuổi.

Tôi từng biết về Trần Quang Đức qua báo chí không chỉ là người dạy Hán Nôm và tư tưởng phương Đông, truyền đam mê lịch sử và văn hóa truyền thống cho nhiều lứa tuổi, mà anh còn là dịch giả của các tác phẩm: Trà Kinh (năm 2008); Chuyện tình giai nhân (năm 2011) và Tràng An loạn (năm 2012). Sau khảo cứu “Ngàn năm mũ áo” vang danh, lần này, Trần Quang Đức lại làm nên một “Chuyện trà” dày 341 trang, khá công phu và cuốn hút bạn đọc, nhất là những bạn đọc yêu trà, thích trà, những nhà nghiên cứu về trà.

Trên trang bìa của cuốn “Chuyện trà”, tác giả Nguyễn Sử viết: “Vẫn nghiêm cẩn, công phu, sắc sảo như trong “Ngàn năm mũ áo”, nhưng thêm vào đó vẻ phóng khoáng, tươi mới từ những chuyến đi và những trải nghiệm riêng, Trần Quang Đức trở lại để kể về một thức uống có lịch sử lâu đời của người Việt. Trong khoảng thinh không lắng đọng, câu chuyện trà hiện lên qua giọng kể của anh, từ nơi núi rừng bạt ngàn đến chốn phòng văn thanh nhã, từ thuở sơ khai dân dã cho đến hình thái tinh xảo dựng công. Vượt qua tất cả các giới hạn về không gian và thời gian, trà ngày nay vẫn kết nối con người trong một thế giới tinh thần dung dị, khiến những dao động trong lòng ta chậm lại, nhịp nhàng hơn, tiến tới một sự cân bằng thật đẹp”.

Còn bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam thì bình phẩm về “Chuyện trà” rằng: “… Không chỉ như suối nguồn chảy về kiến thức, mà nhiều quãng là sự cô đọng, nhấn nhá của từng ngụm trà được ủ vừa đủ, rót ra đúng lúc. Có hương thơm thoảng của hoa và cỏ lá rừng già, có cái chát nhẹ nhưng ngọt dịu cuống lưỡi, có cái thanh mát như bạc hà lẩn khuất, uống rồi vẫn còn dư vị đâu đây, còn muốn nâng lên tiếp tục thưởng thức”.

Nói về “Chuyện trà” của Trần Quang Đức, tác giả Nguyễn Quốc Vương viết: “Mỗi người, khi cầm cuốn sách này lên và đọc sẽ tìm thấy trong nó những điều thú vị riêng. Với riêng rôi, khi đọc CHUYỆN TRÀ, tôi thấy mình thêm một lần được nghe thấy tiếng của cha ông”…

Đọc “Chuyện trà” - lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt của tác giả Trần Quang Đức, tôi thấy ở trong đó cả một kho tư liệu đồ sộ, phong phú, không chỉ của khu vực châu Á, của Việt Nam mà có cả nguồn tư liệu châu Âu. Tác phẩm như một thước phim quay chậm, diễn tả đầy đủ hành trình từ lịch sử đến hiện đại, dày đặc khảo cứu từ cổ chí kim, từ đông sang tây. “Chuyện trà” thực sự là cuốn cẩm nang về trà, cho người đọc biết về trà từ tên gọi, giống trà, thú vui uống trà, cách pha hãm, các loại dụng cụ trà và những câu chuyện, suy ngẫm nhân tình thế thái quanh chén trà…

“Chuyện trà” không hẳn chỉ là câu chuyện kể về trà, tôi hy vọng còn là sự gợi mở muôn vàn kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa nét đẹp truyền thống với nhịp sống tân thời, giữa thú vui tinh thần với gánh lo sinh kế, giữa những người yêu trà và thích luận bàn Thiền trà một vị (Nguyễn Quang Đức).

 “Chuyện trà” được tác giả giãi bày một cách chậm rãi, dung dị qua từng trang sách. Kho tư liệu quý ấy được chia thành các phần cho người đọc dễ thẩm thấu: Trà nguồn cội, Trà mộc mạc, Trà hương sắc, Trà thưởng thức, Trà tinh thần và có phần phụ lục “Thưởng trà giai phẩm” - những áng văn thơ hay tôn vinh trà của người Việt đã làm thỏa mãn người yêu trà… làm cho tôi khi đọc xong cuốn “Chuyện trà” có cảm nhận như vừa được thưởng thức một chén trà tròn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw