Khó khăn trong triển khai dạy tài liệu giáo dục địa phương

LCĐT - Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 sẽ học chương trình giáo dục địa phương như một môn học chính khóa. Tuy nhiên, đối với tỉnh Lào Cai, do chưa có tài liệu chính thức nên việc dạy và học môn học này đang gặp nhiều khó khăn.

Tại Trường Tiểu học xã Sơn Hà số 2 (huyện Bảo Thắng), trong khi các môn học đã bước vào học kỳ II năm học 2021 - 2022 thì môn Tài liệu giáo dục địa phương mới triển khai những tiết học đầu tiên.

Cô giáo Phạm Thị Hằng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A cho biết: Do học sinh chưa có tài liệu học tập nên theo chỉ đạo của trường, đến nay tôi mới dạy được mấy tiết môn Tài liệu giáo dục địa phương. Hình thức dạy là lồng ghép với các môn học khác như Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và Xã hội.

Học sinh gặp khó khăn khi không có sách phải học bằng tài liệu phô tô chỉ có hai màu đen, trắng.
Học sinh gặp khó khăn khi không có sách phải học bằng tài liệu phô tô chỉ có hai màu đen, trắng.

Được biết, cô giáo Hằng chưa tham gia tập huấn dạy môn Tài liệu giáo dục địa phương nên các tiết học lồng ghép chỉ giới thiệu cho học sinh những nội dung phù hợp. Thầy giáo Vũ Quang Hữu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Sơn Hà số 2 cho biết: Vướng mắc hiện nay là học sinh không có tài liệu chính thức để học. Đối với nhà trường, từ khi dạy môn này đến nay không phô tô sách cho học sinh vì không đảm bảo chất lượng so với bản chính thức về hình ảnh, màu sắc, nếu in màu thì rất tốn kinh phí.

Tại Trường PTDT bán trú THCS Pa Cheo (huyện Bát Xát), năm học 2021 - 2022 có 285 học sinh, trong đó 77 học sinh lớp 6 được học môn Tài liệu giáo dục địa phương. Thầy giáo Trần Văn Long, giáo viên Ngữ văn được phân công dạy môn Tài liệu giáo dục địa phương cho biết: Đến thời điểm này, tôi đã dạy được 20 tiết môn Tài liệu giáo dục địa phương. Ngoài khó khăn do không có sách giáo khoa thì đối với giáo viên, đây là môn mới, chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa thống nhất việc soạn giáo án và kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong quá trình dạy, tôi phải tìm thêm tài liệu, hình ảnh, video liên quan đến các chủ đề để học sinh dễ hiểu.

Việc triển khai dạy môn Tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 ở nhiều địa phương khác cũng đang gặp không ít khó khăn, còn chậm và lúng túng. Theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát, phòng đã triển khai cho các trường dạy môn Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 từ ngày 25/10/2021, còn lớp 1, lớp 2 dạy từ ngày 1/11/2021. Đối với huyện Bảo Thắng, việc dạy môn này cho khối lớp 1, lớp 2 cũng mới thực hiện từ đầu học kỳ II. Đối với huyện Mường Khương, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết do chưa có sách giáo khoa nên thời gian qua chỉ dạy tích hợp với các môn khác. Việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên cũng chậm.

Thực hiện chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đã hoàn thành việc biên soạn bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6. Lào Cai cũng là một trong số ít tỉnh trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6 để triển khai dạy bắt đầu từ năm học 2021 - 2022.

Dù sách đã được duyệt nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thể in cho học sinh học. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sự chậm trễ xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc về việc thẩm định giá sách, đấu thầu in sách. Thời gian qua, nhiều trường không thể phô tô sách cho học sinh học vì lo vấn đề bản quyền và kinh phí.

Ông Bùi Xuân Tiệp, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngày 12/9/2021, sở đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2 và lớp 6, năm học 2021 - 2022. Trong thời gian chờ phát hành sách, các nhà trường, giáo viên sử dụng bản PDF tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2 và lớp 6, tuyệt đối không cắt ghép, thay đổi nội dung, không chia sẻ dưới mọi hình thức, không vi phạm bản quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với lớp 1, lớp 2, việc tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp nội dung tài liệu giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học khác, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh. Đối với lớp 6, sẽ đảm bảo dạy 35 tiết/năm học. Việc bố trí thời gian dạy do các trường chủ động, các chủ đề có thể linh hoạt đảo, đổi vị trí. Tuy mỗi trường phân công giáo viên có đủ năng lực giảng dạy, nhưng đối với lớp 6 phải có giáo viên dạy môn Ngữ văn tham gia.

Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc dạy học nói chung trên địa bàn tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo kế hoạch năm học. Tuy nhiên, mong muốn của thầy và trò các trường là Sở Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương in sách giáo khoa chính thức để việc dạy học đảm bảo kế hoạch và chất lượng. Ngành giáo dục tỉnh cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá môn học, tăng cường tập huấn để tháo gỡ vướng mắc cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mang sách lên vùng cao

Mang sách lên vùng cao

Lê Minh Ngọc, sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Trái Tim Việt (TP Hải Phòng), Chủ nhiệm dự án Tủ sách Nuôi em - trực thuộc Hệ sinh thái Nuôi em. Trong 1 năm qua, Ngọc cùng các thành viên trong Dự án Tủ sách Nuôi em đã xây dựng được gần 1.100 tủ sách và tủ đồ chơi tại hơn 1.000 điểm trường của các tỉnh miền núi.

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024 là năm cuối ngành Giáo dục thực hiện dạy học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Hiện nay, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước vừa triển khai dạy theo khung kế hoạch thời gian năm học, vừa ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 27/3, tại Sở Y tế Lào Cai, Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã có buổi hội thảo với Cục Quản lý môi trường Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp (Bộ Y tế) và một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai, để thống nhất một số nội dung trong xây dựng quy chuẩn.

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Phạm Thị Hiệp, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai còn luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Từ đó khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích học tập cũng như sự chủ động khám phá tri thức nơi học trò.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

fb yt zl tw