Phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ

LCĐT - Lào Cai có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ như lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng; tập quán sản xuất và canh tác của đồng bào các dân tộc…

Nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu đến năm 2025 diện tích đạt từ 1,5% đến 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của tỉnh. Lào Cai phấn đấu có diện tích trồng trọt hữu cơ quy mô 4.273 ha.

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ ảnh 1
Nông dân xã Bản Cái (Bắc Hà) thu hoạch quế.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và khoảng 2.500 hộ tham gia sản xuất hữu cơ, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như chè, rau, quả, quế… Sản xuất hữu cơ, nhiều hộ đã có thu nhập ổn định, tạo ra những nông sản uy tín trên thị trường.

Chè hữu cơ của Hợp tác xã chè Bản Liền (Bắc Hà) có thể coi là mô hình đầu tiên đánh dấu mốc cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, với hơn 400 ha được công nhận của 310 hộ nông dân tham gia liên kết, sản xuất. Sản phẩm chè Bản Liền đã có tên trên “bản đồ” chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kỳ và EU. Trung bình mỗi năm, người dân Bản Liền xuất bán cho doanh nghiệp và thị trường nội tiêu trong nước gần 1.000 tấn chè búp tươi, mang về nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Trung bình mỗi ha chè của hợp tác xã có thể đem lại nguồn thu từ 80 đến 100 triệu đồng/năm.

Sau mô hình chè hữu cơ tại Bản Liền, sản phẩm tiếp theo được chứng nhận hữu cơ là quế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.000 ha quế được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ quốc tế, góp phần đưa Lào Cai trở thành một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất cả nước. Gia đình chị Hoàng Thị Mấy, thôn Cô Tông, xã Bản Cái (Bắc Hà) có kinh nghiệm trồng quế từ nhiều năm nay. Trước đây, trong quá trình trồng, nếu muốn cây tốt hơn thì bón thêm phân đạm, phân lân, nếu thấy bị sâu sẽ phun thuốc hóa học. Sản phẩm thu về bán cho thương lái, có năm giá cao, năm giá thấp, không ổn định. Chị Mấy chia sẻ: Từ khi tham gia dự án về sản xuất hữu cơ, chúng tôi đã thay đổi cách làm, các hộ trong thôn được Tổ chức SNV, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, Công ty Sơn Hà thành lập tổ nhóm sản xuất, kinh doanh quế. Sau đó, được các cán bộ hướng dẫn cách sản xuất quế mới, không dùng phân hoá học, không dùng hóa chất. Từ lúc ươm cây con cho đến chăm sóc cây quế, rồi thu hoạch, sơ chế... đều được làm cẩn thận và bài bản hơn, sản phẩm quế của gia đình đạt tiêu chuẩn hữu cơ. “Sản phẩm của nhóm tôi đã được Công ty Sơn Hà mua và được thưởng vì làm quế sạch. Nhóm tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, an tâm sản xuất, thu nhập của mỗi hộ đều tốt hơn trước”- chị Mấy cho biết thêm.

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ ảnh 2
Sơ chế các sản phẩm từ quế hữu cơ.

Thời gian tới, Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới; tham gia các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là 2 hiệp định thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) với các ưu đãi về thuế. Đây là điều kiện thuận lợi để các sản phẩm hữu cơ chè và quế của Lào Cai có cơ hội xâm nhập các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao đối với việc lựa chọn các sản phẩm sạch, hữu cơ, an toàn nên những sản phẩm này có tính cạnh tranh trên thị trường. Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ được ban hành đầy đủ và thường xuyên được rà soát, bổ sung, tạo nguồn lực, “cú hích” trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Các sản phẩm hữu cơ của Lào Cai đa số còn thô sơ, chưa được chế biến sâu, đầu tư về bao bì, nhãn mác và chứng nhận các tiêu chuẩn hữu cơ tiên tiến, do vậy, khi tham gia thị trường chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, sản phẩm thường bị ép giá. Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, phần lớn hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất hữu cơ; nhận thức của người sản xuất về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Mặt khác, do năng suất không cao, công lao động nhiều nên giá sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ thường cao gấp 4 đến 5 lần sản phẩm thường, trong khi mức sống của người tiêu dùng trong tỉnh còn thấp và nhận thức về nông nghiệp hữu cơ chưa cao...

Ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh nhận định: Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Lào Cai đang có định hướng tập trung nhóm sản phẩm chủ lực thế mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng, quản lý, giám sát mã vùng nuôi, trồng. Bên cạnh đó, đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương.

Để làm được điều này, các cơ quan chuyên môn cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ đầu vào của sản xuất hữu cơ như đất, nguồn nước, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư; xác định những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh phù hợp với điều kiện sinh thái, có thị trường tiêu thụ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp, xây dựng các hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ (kết hợp với du lịch, nông nghiệp sinh thái) phù hợp với từng địa phương. Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, đặc biệt là những nội dung mới như quy hoạch vùng sản xuất, đào tạo, tập huấn, chứng nhận sản phẩm, ghi nhãn, mã số, mã vạch, sản phẩm hữu cơ, chỉ dẫn địa lý, sở hữu tập thể, xúc tiến thương mại, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ưu đãi cho thuê đất...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

fb yt zl tw