“Rút ruột” biên bản

LCĐT - Chuyện ở đâu đó xảy ra việc gian lận “rút ruột” công trình và ngân quỹ cơ quan, vốn đầu tư dự án… đã được nghe nhiều và báo chí cũng phản ánh nhiều, nhưng chuyện “rút ruột” biên bản thì bây giờ nhiều người mới nghe.

Chuyện vừa xảy ra ở địa phương nọ, khi tỉnh đồng ý phê duyệt quy hoạch một dự án thủy điện. Cũng giống như các dự án thủy điện trước đây, chủ đầu tư về địa phương làm việc với chính quyền xã tổ chức thông báo cho người dân biết về dự án, đồng thời xin ý kiến người dân. Tại đây, đa số ý kiến người dân không đồng thuận với chủ trương xây dựng công trình thủy điện, họ cho rằng, bài học nhãn tiền từ nhiều công trình thủy điện trong tỉnh đã cho thấy hệ lụy mất rừng, gây lũ lụt, hạn hán, thiếu nước sản xuất…

Bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến của các già làng, trưởng bản nêu rõ những tác động cụ thể nếu dự án thủy điện được triển khai ở địa phương này vì đây là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, hàng nghìn hộ sinh sống, gắn bó lâu đời. Vì vậy, việc xây dựng thủy điện sẽ tác động xấu đến môi trường, làm suy kiệt dòng chảy khe suối, phá vỡ cảnh quan, môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của các thế hệ con cháu mai sau.

Bẵng một thời gian, khi UBND huyện tổ chức tham vấn ý kiến người dân lần thứ hai, nhiều người mới "ngã ngửa" khi biết biên bản cuộc họp lần trước tại UBND xã mà chủ đầu tư đưa vào hồ sơ dự án được công bố với nội dung hoàn toàn không đúng như thực tế, rằng: "Ða số bà con nhân dân đồng tình nhất trí xây dựng thủy điện…". Đến nước này, người dân yêu cầu chủ đầu tư cho kiểm tra cụ thể biên bản họp dân lần thứ nhất. Rồi biên bản họp dân lần thứ nhất cũng được đưa ra để người dân kiểm chứng lại, nhưng khi biên bản gốc được đưa ra thì người dân tá hỏa vì những ý kiến ghi trong biên bản của từng người đóng góp bị thay đổi hoàn toàn, không đúng với những gì họ nói. Trong tình thế này, vị cán bộ xã và đại diện nhà đầu tư chỉ biết nói “đãi môi” rằng biên bản ghi đúng nội dung cuộc họp và chỉ khi một người đưa ra bức ảnh chụp biên bản cũ thì tất cả mới im lặng.

Theo một người dân chứng kiến cả hai cuộc họp cho biết, chắc chắn biên bản họp lần một đã bị “rút ruột” một số tờ ghi nội dung ý kiến của người dân, trong đó có cả ý kiến của đảng viên, già làng, trưởng bản. Nghĩa là khi lập biên bản cuộc họp, họ vẫn ghi nhận tất cả ý kiến theo nguyện vọng của dân và kết thúc họp họ vẫn đọc để đại diện cộng đồng dân cư thông qua và ký xác nhận vào trang cuối, nhưng sau đó họ tự ý thay đổi nội dung các ý kiến trong các trang lõi theo ý định của chủ đầu tư để hợp pháp cho hồ sơ. Rất may, những ý kiến của người dân phát biểu, cả cộng đồng đều nhớ, thậm chí có người còn quay được video clip nên phía chủ đầu tư không thể… xí xóa được.

Dư luận đặt câu hỏi, rồi đây không biết các cơ quan chức năng có lắng nghe ý kiến của cộng đồng dân cư hay không khi chấp thuận xây dựng công trình thủy điện đó, hay việc lấy ý kiến người dân chỉ là thủ tục cho có…

Lấy ý kiến người dân là việc rất quan trọng để tạo sự đồng thuận, dân chủ trong nhân dân, vì trước đây không ít thủy điện “tiền trảm hậu tấu” trong đầu tư triển khai dự án nên đã gây ô nhiễm môi trường, không xây dựng phương án ứng phó thiên tai một cách khoa học, không duy trì dòng chảy tối thiểu xuống hạ du, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây mất an ninh, trật tự. Người dân chỉ biết mong đợi vào quyết định sáng suốt của cơ quan chức năng trước khi phê duyệt một công trình thủy điện trên địa bàn để vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn, thậm chí được hưởng lợi khi dự án thủy điện đó đi vào hoạt động…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

fb yt zl tw