“Rút ruột” biên bản

LCĐT - Chuyện ở đâu đó xảy ra việc gian lận “rút ruột” công trình và ngân quỹ cơ quan, vốn đầu tư dự án… đã được nghe nhiều và báo chí cũng phản ánh nhiều, nhưng chuyện “rút ruột” biên bản thì bây giờ nhiều người mới nghe.

Chuyện vừa xảy ra ở địa phương nọ, khi tỉnh đồng ý phê duyệt quy hoạch một dự án thủy điện. Cũng giống như các dự án thủy điện trước đây, chủ đầu tư về địa phương làm việc với chính quyền xã tổ chức thông báo cho người dân biết về dự án, đồng thời xin ý kiến người dân. Tại đây, đa số ý kiến người dân không đồng thuận với chủ trương xây dựng công trình thủy điện, họ cho rằng, bài học nhãn tiền từ nhiều công trình thủy điện trong tỉnh đã cho thấy hệ lụy mất rừng, gây lũ lụt, hạn hán, thiếu nước sản xuất…

Bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến của các già làng, trưởng bản nêu rõ những tác động cụ thể nếu dự án thủy điện được triển khai ở địa phương này vì đây là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, hàng nghìn hộ sinh sống, gắn bó lâu đời. Vì vậy, việc xây dựng thủy điện sẽ tác động xấu đến môi trường, làm suy kiệt dòng chảy khe suối, phá vỡ cảnh quan, môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của các thế hệ con cháu mai sau.

Bẵng một thời gian, khi UBND huyện tổ chức tham vấn ý kiến người dân lần thứ hai, nhiều người mới "ngã ngửa" khi biết biên bản cuộc họp lần trước tại UBND xã mà chủ đầu tư đưa vào hồ sơ dự án được công bố với nội dung hoàn toàn không đúng như thực tế, rằng: "Ða số bà con nhân dân đồng tình nhất trí xây dựng thủy điện…". Đến nước này, người dân yêu cầu chủ đầu tư cho kiểm tra cụ thể biên bản họp dân lần thứ nhất. Rồi biên bản họp dân lần thứ nhất cũng được đưa ra để người dân kiểm chứng lại, nhưng khi biên bản gốc được đưa ra thì người dân tá hỏa vì những ý kiến ghi trong biên bản của từng người đóng góp bị thay đổi hoàn toàn, không đúng với những gì họ nói. Trong tình thế này, vị cán bộ xã và đại diện nhà đầu tư chỉ biết nói “đãi môi” rằng biên bản ghi đúng nội dung cuộc họp và chỉ khi một người đưa ra bức ảnh chụp biên bản cũ thì tất cả mới im lặng.

Theo một người dân chứng kiến cả hai cuộc họp cho biết, chắc chắn biên bản họp lần một đã bị “rút ruột” một số tờ ghi nội dung ý kiến của người dân, trong đó có cả ý kiến của đảng viên, già làng, trưởng bản. Nghĩa là khi lập biên bản cuộc họp, họ vẫn ghi nhận tất cả ý kiến theo nguyện vọng của dân và kết thúc họp họ vẫn đọc để đại diện cộng đồng dân cư thông qua và ký xác nhận vào trang cuối, nhưng sau đó họ tự ý thay đổi nội dung các ý kiến trong các trang lõi theo ý định của chủ đầu tư để hợp pháp cho hồ sơ. Rất may, những ý kiến của người dân phát biểu, cả cộng đồng đều nhớ, thậm chí có người còn quay được video clip nên phía chủ đầu tư không thể… xí xóa được.

Dư luận đặt câu hỏi, rồi đây không biết các cơ quan chức năng có lắng nghe ý kiến của cộng đồng dân cư hay không khi chấp thuận xây dựng công trình thủy điện đó, hay việc lấy ý kiến người dân chỉ là thủ tục cho có…

Lấy ý kiến người dân là việc rất quan trọng để tạo sự đồng thuận, dân chủ trong nhân dân, vì trước đây không ít thủy điện “tiền trảm hậu tấu” trong đầu tư triển khai dự án nên đã gây ô nhiễm môi trường, không xây dựng phương án ứng phó thiên tai một cách khoa học, không duy trì dòng chảy tối thiểu xuống hạ du, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây mất an ninh, trật tự. Người dân chỉ biết mong đợi vào quyết định sáng suốt của cơ quan chức năng trước khi phê duyệt một công trình thủy điện trên địa bàn để vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn, thậm chí được hưởng lợi khi dự án thủy điện đó đi vào hoạt động…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Về thăm Lăng Bác

Về thăm Lăng Bác

Thăm Lăng Bác tại Ba Đình (Hà Nội) có lẽ là ước mơ của hàng triệu người con đất Việt. Tôi luôn nhớ, từ khi là đội viên, tham gia công tác đội, lần đầu được đọc phút sinh hoạt truyền thống, những dòng thơ “Bác Hồ ơi! Chúng cháu đã về đây/Những đứa cháu ngoan đứng sum vầy/Dưới chân dung Bác lòng thanh thản/Thành tích nở hoa khăn đỏ bay” khiến tôi vô cùng xúc động, tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực, phấn đấu để có cơ hội được đứng trong dòng người vào Lăng viếng Bác, báo công.

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Đó là sản phẩm: Kết hợp sử dụng Google form, Canva, quét mã QR trong sinh hoạt chuyên đề “Tuyên truyền cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng đô thị văn minh” của chị Lương Thúy Nga, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Sa Pa, thị xã Sa Pa.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Sáng 18/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất mà học sinh Việt Nam giành được sau 12 năm kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2013 đến nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

fb yt zl tw