Vĩ Kim - bình yên làng giữa phố

LCĐT - Ngược xuôi trên con đường Trần Phú (đường Hoàng Liên kéo dài), thành phố Lào Cai, người qua đường không khỏi tò mò về chiếc cổng làng lúc nào cũng rực rỡ ánh cờ, trên biển xanh là dòng chữ đỏ tươi “Tổ 15, phường Bắc Cường - làng Vĩ Kim”. Giữa phố xá nhộn nhịp, tiếng “làng” mộc mạc và thân thương khiến bao người dừng lại như để kiếm tìm về hồn quê xa xôi.

Từ đường Trần Phú vượt qua chiếc cổng làng vài chục mét là không gian làng quê thanh bình với những ngôi nhà nhỏ nằm ẩn giữa vườn cây xanh mát. Bên cạnh những ngôi nhà xây lợp mái tôn xanh, đỏ, làng Vĩ Kim vẫn có những nếp nhà gỗ, lợp ngói đỏ.

Vĩ Kim theo tiếng người Giáy có nghĩa là Hẻm Vàng. Ngoài cách đặt tên theo thế đất của làng là nằm giữa các hẻm núi cao, thì trong câu chuyện của hơn 200 năm trước, từ khi hơn chục gia đình người Giáy đầu tiên về định cư tại đây kể lại, vùng đất này trước đây có rất nhiều vàng, bạc. Ngay cả quả đồi bát úp tròn xoe giữa thôn cũng được đặt tên là đồi Ngọc. Tương truyền, xa xưa có người nhìn thấy những tia sáng lấp lánh phát ra rồi mất hút vào quả đồi như ánh sáng phát ra từ những viên ngọc quý.

Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.
Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.
Làng Vĩ Kim bình dị với những ngôi nhà vườn.

Không hiểu thực hư câu chuyện vàng bạc, châu báu ra sao nhưng tính đến nay, người Giáy đã an cư, lập làng Vĩ Kim được 5 đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Vĩ Kim cũng từng có lúc phải sơ tán về xuôi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới nhưng khi bình yên lại quay trở về đây sinh sống. Bởi với họ, đó không chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn”, là đất hương hỏa của ông cha, mà còn là vùng đất lành cho cuộc sống bình yên.

Cũng như các vùng nông thôn khác, dân Vĩ Kim trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Cây trồng chính là lúa nước, rau, màu, một số hộ trồng hoa theo thời vụ. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, người dân cần cù, chịu khó nên đồng đất luôn cho những mùa vụ bội thu. Làng nằm giữa những ngọn núi cao, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết gia đình ở đây thường sở hữu một cái ao cá ăm ắp nước hoặc những mạch nước chảy suốt ngày đêm.

Sau này, xã Bắc Cường thành phường, làng Vĩ Kim được đổi tên là tổ 15. Tuy nhiên, như để lưu dấu ấn của tiền nhân, người dân vẫn quen ghép tên cũ với tên mới thành “Tổ 15 - làng Vĩ Kim”.

Khi thị xã Lào Cai phát triển lên thành phố, theo chủ trương mở rộng địa giới hành chính cộng với việc xây dựng các công trình giao thông, tạo quỹ đất ở khu dân cư, xây dựng các công trình phúc lợi, đường cao tốc, phần lớn đất của làng Vĩ Kim nằm trong vùng đô thị. Bà Lý Thị Hồng nhớ lại: Trước đây, đất canh tác của người dân làng Vĩ Kim kéo dài từ gần cầu Kim Tân đến đường B3 (Châu Úy) và tỏa rộng ra các nhánh đường lân cận. Sinh kế của bà con ở hết đó, nhưng khi có chủ trương về việc mở rộng đô thị, người dân Vĩ Kim trước sau như một, đồng lòng ủng hộ.

Đất bị thu hẹp, từ nông dân thành thị dân, người Vĩ Kim dần chuyển đổi nghề nghiệp, phần lớn đi làm thuê, làm phụ hồ, buôn bán nhỏ. Đặc biệt, trong khi người dân các địa phương khác chọn cách đi làm xa, làm công nhân ở các tỉnh miền xuôi, thậm chí làm thuê bên kia biên giới, người Vĩ Kim chỉ chọn việc ở thành phố mình. Cũng bởi vậy, Vĩ Kim luôn đông vui, có những gia đình cả 3 - 4 thế hệ sống quây quần dưới một mái nhà.

Ngoài việc làm nghề, người Vĩ Kim vẫn chăm chỉ sản xuất nông nghiệp.

Nằm ngay giữa phố thị, lại có không gian lý tưởng, con người thân thiện, mến khách  nên lâu nay, Vĩ Kim vẫn được người dân thành phố tìm về như để mong chút bình yên. Đôi khi cũng chỉ là những ngày cuối tuần phóng xe máy theo con đường bê tông phẳng lỳ dẫn qua xóm trên, xóm dưới của làng để ngắm nhìn chút thôn quê, mua vài mới rau, con cá “sạch”. Hoặc đôi khi là xem những trận bóng trên khu đất trống đầu làng của các cầu thủ nhí trong làng và các tổ dân phố lân cận đến tụ họp… Chỉ bấy nhiêu đó thôi đã cảm nhận được những khác biệt, những bình yên đáng quý giữa thành phố vội vàng!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Nhằm giải cơn khát thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực an toàn thông tin, Hệ thống Đào tạo công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech vừa công bố các chương trình đào tạo nhân lực theo hướng thực chiến với thời gian đào tạo từ 4 tháng đến 2 năm.

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thẻ căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới...

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

fb yt zl tw