Cựu chiến binh Lý Láo Lở không để cái khó khuất phục

LCĐT - Câu chuyện trở thành doanh nhân của cựu chiến binh Lý Láo Lở, thôn Tả Chải, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa cũng thật tình cờ. Năm 2002, xuất ngũ trở về địa phương, anh tiếp tục theo học hết chương trình THPT. Vừa học xong thì dịp đó, có nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội lên nghiên cứu bài thuốc tắm của người Dao tại Tả Phìn. May mắn, Lở đã gặp họ và được tư vấn về hướng làm ăn mới.

Cựu chiến binh Lý Láo Lở không để cái khó khuất phục ảnh 1
Cựu chiến binh Lý Láo Lở thành công nhờ dám nghĩ, dám làm.

Sẵn có kiến thức về những bài thuốc tắm cổ truyền của dân tộc mình, cùng với nhận thấy nhu cầu của nhiều du khách khi đến du lịch tại địa phương rất khả quan, niềm khao khát xóa đói, giảm nghèo đã thôi thúc cựu chiến binh (CCB) trẻ Lý Láo Lở mạnh dạn vận động các hộ trong thôn mở công ty kinh doanh các sản phẩm tắm lá thuốc của người Dao đỏ.

Năm 2007, Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (gọi tắt là Sapanapro) đã ra đời với sự đồng sáng lập của đảng viên trẻ, CCB Lý Láo Lở, 2 nghệ nhân và 1 nhà khoa học. Về phía anh Lở, đóng góp diện tích đất của gia đình khoảng 600 m2, còn lại 14 hộ khác góp vốn bằng tiền mặt, công lao động, đất đai, nguyên vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng của công ty.

Anh Lở bộc bạch rằng, khác với niềm vui những ngày đầu mới hoạt động, công việc kinh doanh những ngày đầu gặp nhiều khó khăn do thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế, nhất là việc quảng bá sản phẩm. Mặt khác, các sản phẩm đều bán tại chỗ, trong khi lượng khách tiêu thụ ít nên doanh thu không đảm bảo. Liên tục trong 3 năm đầu hoạt động kinh doanh gần như không có lãi, nhiều lúc đứng trước nguy cơ phá sản.

Năm 2010, CCB Lý Láo Lở cùng với các hộ thành viên trong công ty bàn bạc, quyết định thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất sản phẩm đóng chai để có thể bán cho khách hàng ở xa, kết hợp với tích cực quảng bá sản phẩm thông qua lượng du khách đến du lịch tại xã Tả Phìn và trên địa bàn thị xã Sa Pa. Cùng với sản phẩm tắm truyền thống trực tiếp tại địa phương, Công ty Sapanapro trình làng thêm nhiều sản phẩm mới đóng chai là nước tắm cho phụ nữ, nam giới và nước ngâm chân.

Với quyết định đột phá trên, công việc kinh doanh bắt đầu có những tín hiệu vui, ngay trong năm 2010, doanh thu đã đạt gần 600 triệu đồng, tăng lên gần 1 tỷ đồng năm 2011, hơn 2 tỷ đồng 2012 và tăng dần qua các năm. Làm ăn có lãi, năm 2015, Công ty được dự án ODA của thị xã hỗ trợ đầu tư dây chuyền sản xuất mang tính tự động hóa cao như: Dây chuyền lò hơi chiết xuất; dây chuyền đóng gói, đóng chai... Công ty tiếp tục cho ra thêm 2 dòng sản phẩm tinh dầu xoa bóp, giảm đau và 1 dòng sản phẩm tắm cho phụ nữ sau sinh, nâng tổng số sản phẩm lên 18 loại.

Cũng từ đây, sản phẩm của công ty bắt đầu được thị trường biết đến nhiều hơn, hiện đã có mặt tại 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kinh doanh có lãi, doanh thu liên tục tăng từ hơn 5 tỷ đồng năm 2015 lên hơn 10 tỷ đồng năm 2018, những năm gần đây có phần giảm sút do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19. Từ 14 thành viên (cổ đông) ban đầu, đến nay, công ty đã có 116 thành viên là các hộ dân người Mông, người Dao trong xã Tả Phìn. Hàng năm, ngoài việc hưởng lợi từ cổ tức, tùy theo mức độ đóng góp cổ phần (cổ đông được cao nhất khoảng 50 triệu đồng/năm), các thành viên còn có thêm nguồn thu hàng trăm triệu từ việc trồng và khai thác cây dược liệu ngoài tự nhiên nhập cho công ty. Ngoài ra, Công ty Sapanapro còn tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 7 lao động được đóng bảo hiểm xã hội; có 6 hội viên cựu chiến binh là cổ đông của Công ty.

Cựu chiến binh Lý Láo Lở không để cái khó khuất phục ảnh 2
Cựu chiến binh Lý Láo Lở (bên phải ảnh) là tấm gương khởi nghiệp thành công từ việc kinh doanh thuốc tắm bản địa.

Để duy trì, bảo vệ nguồn gen từ các loại cây thuốc quý, hàng năm, Công ty đã xây dựng quy trình khai thác bền vững, triển khai đến các thành viên thực hiện nghiêm túc; tổ chức tập huấn về cách khai thác sản phẩm trong tự nhiên. Đặc biệt, công ty đã dành một phần kinh phí mua các loại cây thuốc giống về phát cho các hộ thành viên khoảng 8.000 cây trồng xen vào rừng tự nhiên, tái tạo nguồn giống, tránh tình trạng khai thác cạn kiệt.

Từ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của CCB Lý Láo Lở đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo của nhiều hộ trong xã Tả Phìn. Chia sẻ về câu chuyện và những thành công của bản thân, CCB Lý Láo Lở cười: Mình luôn ghi nhớ và phát huy bản chất của người lính, không chùn bước trước khó khăn”. Hiện, với vai trò là Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa, cựu chiến binh Lý Láo Lở đang cùng với Ban lãnh đạo công ty xây dựng kế hoạch phát triển mới trong tương lai. Trong đó, đang xây dựng mở rộng khuôn viên công ty lên 7.000 m2 với các hạng mục như: Khu vực tắm thuốc, tắm trải nghiệm trong tán rừng, hệ thống nhà trên cây phục vụ nghỉ dưỡng và phối hợp với một số hộ dân trong xã Tả Phìn và xã Phìn Ngan của huyện Bát Xát phát triển du lịch homestay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Tập đoàn Viettel cho biết, tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Viettel trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Saudi Arabia)…

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua. Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm có biểu thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Làm gì để phân biệt được cúm A/H5N1 và cúm thông thường, làm gì để phòng bệnh là điều rất nhiều người dân quan tâm.

fb yt zl tw