Chuyện xưa

LCĐT - Chiều thu 2021, từ Buôn Ma Thuột, Nga gọi zalo cho tôi, ngoài chuyện thăm hỏi sức khỏe, tình hình dịch Covid-19 ở Lào Cai rồi lại hàn huyên chuyện những năm đầu tái lập tỉnh…

Chuyện xưa ảnh 1
Thông xe cầu Cốc Lếu ngày 1/5/1994.

Cuộc gọi của Nga làm tôi nhớ lại. Khi tỉnh Lào Cai được tái lập, tôi và Nga cùng nhiều giáo viên có tên trong danh sách trở lại thị xã Lào Cai. Quên sao được, sau chiến tranh biên giới (tháng 2/1979) đã để lại một thị xã tỉnh lỵ Lào Cai đổ nát, hoang tàn. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất trường lớp tạm bợ, học sinh mới lác đác theo bố mẹ trở lại sau thời gian dài đi sơ tán. Trước mắt chúng tôi là vô vàn thiếu thốn. Thời bấy giờ, chỉ ở thị xã Cam Đường được gọi là có chút thuận lợi hơn nhiều chỗ khác nơi chiến tranh đi qua.

Đồng nghiệp của chúng tôi cũng có nhiều người ổn định công tác và cuộc sống gia đình từ cầu số 4 Kim Tân, theo Quốc lộ 4D đi hướng Sa Pa. Có vài tổ dân phố thuộc phường Kim Tân, cả xã Đồng Tuyển, xã Cốc San nằm khuất sau dãy Nhạc Sơn. Những người sinh sống ở vùng này cứ than phiền rằng không biết đến bao giờ mới bắt được sóng thu phát của đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Theo như cách nói của mấy ông nhà đài gọi đó là vùng lõm. Nghe nói có người nào đó đã giải thích: Mặc dù máy móc của đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã được cải tiến, công suất nâng lên nhưng vì sóng truyền dẫn của truyền hình là đường thẳng theo phương nằm ngang chứ không phải đường dao động hình sin. Do đặc điểm cấu tạo địa lý, Lào Cai có nhiều núi cao nên sóng truyền dẫn bị chắn, vì vậy cư dân vùng lõm phải chịu nhiều thiệt thòi...

Với lại ngày ấy dịch vụ thu phát sóng truyền hình chưa nở rộ như bây giờ. Người dân vùng lõm sống trong cảnh có điện, có đài, có ti vi mà không được nghe đài, không được xem truyền hình một cách tử tế. Nhiều người bị “mù đài, mù ti vi”, họ tìm mọi cách để may ra có thể nghe được đài, xem được truyền hình cho dù là một việc làm… buồn cười.

Nhiều lần Nga đã ôn nghèo gợi khổ với tôi chuyện một cô bạn đi chợ Cốc Lếu mua một cái chảo chống dính của Hàn Quốc. Nếu như chỉ là mua chảo về xào nấu thì làm gì có cái mà kể để rồi khi nghe cười ra nước mắt. Chuyện kể rằng cuối năm 1994, nhà cô bạn có điện lưới quốc gia, gia đình sắm luôn chiếc Sony 14 inch. Nhà có ti vi mà không được xem truyền hình. Thằng Khanh con trai của cô bạn đang học lớp 4, hay trốn vào nhà ông Quý xem nhờ ti vi chương trình bông hoa nhỏ. Có hôm nó cùng thằng cháu nội ông Quý mải mê xem phim Tây Du Ký quên cả về ăn cơm tối. Cô bạn gọi tìm mãi mới thấy, cu cậu bị mẹ mắng rồi đánh đòn một trận lên bờ, xuống ruộng. Ăn cơm xong, thằng Khanh ngồi vào bàn để học nhưng có vẻ không tập trung. Cu cậu cười cợt nhả theo kiểu lão Tôn trong phim Tây Du Ký. Trước khi đi ngủ, thằng Khanh mới kể cho mẹ nó nghe chuyện nhà ông Quý có “chảo” nên mới bắt được ti vi. Nhà ông ấy còn có đầu chiếu được băng video xem phim nét căng đét, thích lắm. Cô bạn được thằng Khanh mô tả hình thù cái “chảo” nó giống như cái chảo rang cơm nhà mình nhưng to hơn, sáng trắng hơn. Nhà ông ấy gắn “chảo” vào đầu đốc nhà, hướng ra phía bờ suối, có dây đấu xuống màn hình… Nghe vậy, cô bạn thấy có vẻ ân hận về chuyện lúc chập tối đã đánh con hơi quá. Cô vỗ về con: Tưởng gì, ngủ đi con, mai kia nhà mình cũng có chảo!

Thằng Khanh sung sướng, nó mơ ước một ngày nào đó nhà mình sẽ có “chảo” để xem bông hoa nhỏ. Nó còn đòi mẹ khi mua chảo thì sắm luôn cái đầu chiếu video mà xem phim. Đêm hôm ấy cô bạn nằm trằn trọc mãi không ngủ được, vừa thương con vừa thấy trống vắng cái gì đó, giá như bố nó còn... Hôm sau, cô lặng lẽ đi ra bờ suối ngước nhìn từ xa lên đầu nhà ông Quý xem trộm, đúng là có cái chảo thật. Rồi một ngày trên đường đi làm về, đầu óc cô ấy cứ quay cuồng nghĩ mung lung về chuyện cái chảo: Nó là cái quái gì nhỉ, thằng Khanh bảo nó giống như cái chảo, mà mình mới nhìn thấy từ xa chưa biết thế nào. Cái chảo này chắc chắn phải làm bằng kim loại…

Cô đánh liều vào chợ Cốc Lếu tìm mua bằng được cái chảo chống dính Hàn Quốc bóng loáng. Cô tự an ủi đắt cũng mua, nếu không bắt được hình ảnh ti vi thì dùng để xào nấu cũng tốt. Tranh thủ lúc thằng Khanh đi học, cô bí mật ra đầu nhà đóng ba cái cọc tre xuống đất, đặt chảo lên theo một độ nghiêng giống như “chảo” nhà ông Quý, cũng hướng ra phía bờ suối. Cô buộc một đầu dây vào hai bên quai chảo, đầu kia đấu nối vào hai râu ăng-ten ti vi. Công việc chuẩn bị thế là xong, cô nhẹ nhàng bật máy thu hình, thấp thỏm chờ đợi những hình ảnh đầu tiên hiện lên. Nhưng rồi cô thất vọng khi nghe âm thanh phát ra cứ rào rào, một màn trắng nhằng nhịt. Bật đi bật lại, chuyển kênh nọ sang kênh kia cô thấy màn hình vẫn thế. Cô tự thốt lên chả lẽ mình bị mắc lừa thằng Khanh. Cô cứ lo không biết đến lúc nó đi học về, ăn nói với nó thế nào.

Đúng lúc đang bối rối thì Nga sang chơi, cô bạn đem chuyện cái chảo ra giãi bày. Nghe chuyện cô kể, Nga phì cười bật ra nước mắt. Nga hạ giọng nói nhỏ với cô bạn: Trời đất! Chảo với chả nồi. Tháng trước nhà ông Quý mới mua chui ở trên cửa khẩu được cái “chảo” của Tàu. Cô em có hiểu đó là cái máy thu phát sóng truyền hình không? Ông ấy phải thuê thợ lắp đặt đàng hoàng mới bắt được nhiều kênh, hình ảnh nét, màu sắc đẹp, tất cả hết hơn hai triệu đồng chứ không bỡn đâu. Còn cái chảo chống dính Hàn Quốc của nhà cô chỉ để mà rán cái con vịt bầu thôi. Hi hi… Tết này nhà cô em có chảo xịn mang ra mà xào nấu cho oách. Thôi ra mà tháo dây, cất chảo đi cho kín kẻo thằng Khanh đi học về trông thấy nó cười cho!

Nghe chị Nga nói vậy cô bạn thấy vừa tủi thân vừa xấu hổ vì mình sao lại khờ khạo đến thế. Nga tìm cách an ủi cô, cũng vì thương con, thương bản thân mình mới có chuyện cười ra nước mắt. Trong hoàn cảnh khốn khó đủ bề chẳng thiếu gì người làm liều như vậy hòng nuôi chút hy vọng may ra có thể vớ được một cái sóng va đập nào đó mong manh.

Chiều 1/10/2016, kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh, tôi nhận được cuộc điện thoại Nga mời vào nhà chơi, dùng bữa cơm thân mật cùng gia đình. Bên bàn ăn, Nga thông báo sang tuần chia tay anh em bạn bè để vào sinh sống với vợ chồng con trai ở tận Buôn Ma Thuột. Biết vậy, tôi cũng cố gắng tìm ra mấy lời có cánh để động viên gia đình Nga vào đó tạo dựng cuộc sống mới. Những điều tôi nói ra chắc như đinh đóng cột rằng bây giờ ở đâu cũng không khổ sở như ngày trước anh em mình sống trong vùng lõm của thị xã Lào Cai. Chuyện dông dài của hai chúng tôi chủ yếu là ôn nghèo kể khổ ngày trước, chủ đề “bị mù điện, mù đài, mù ti vi, mù nhiều thứ khác trên đời” là không thể bỏ qua. Được thể, Nga níu tôi ngồi nán lại nghe nốt đoạn cuối câu chuyện nhà cô hàng xóm mua chảo chống dính Hàn Quốc về xem ti vi... Biết mình đã có một việc làm ngớ ngẩn nên cô ấy vội vàng tháo dây rồi đem cất kín cái chảo chống dính Hàn Quốc lên gác bếp. Lúc thằng Khanh đi học về nó đã hỏi luôn chuyện mua chảo, cô ôm con vào lòng nói lời âu yếm: Cố chờ mấy hôm nữa mẹ lĩnh lương thêm vào mới đủ tiền mua chảo như nhà ông Quý con ạ!

Thằng Khanh tròn mắt đứng nhìn mẹ nó tỏ vẻ thất vọng, đành chờ đợi ngày mẹ nó lĩnh lương. Vừa ăn cơm tối xong nó lại xin phép mẹ đi vào trong nhà ông Quý chơi một lúc rồi về học ôn bài, làm bài tập. Nó cắm đầu chạy một mạch sang xem nhờ ti vi có “chảo”, chắc là sắp đến giờ có phim chiếu cho thiếu nhi.

… Sau 30 năm tái lập, thị xã Lào Cai sáp nhập với thị xã Cam Đường đã là một thành phố trẻ biên cương Lào Cai. Thành phố nơi giao duyên của dòng sông Hồng với sông Nậm Thi đang hồi sinh, năng động, phát triển và thay da đổi thịt từng ngày… Thi thoảng anh em bạn bè gặp nhau, gọi điện cho nhau xới xáo vài câu chuyện cho khỏi quên quá khứ. Biết bao chuyện cũ theo dòng thời gian mang theo cả chuyện cười chảy ra nước mắt ngày trước đang dần trôi vào dĩ vãng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Khi ống kính kể chuyện trẻ thơ

Trên những nẻo đường vùng cao Lào Cai, hình ảnh trẻ em hồn nhiên, trong sáng như ánh nắng đầu ngày luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người cầm máy. Không chỉ đơn thuần ghi lại khoảnh khắc đẹp, những bức ảnh về trẻ em vùng cao còn mang trong mình thông điệp nhân văn sâu sắc về cuộc sống, nghị lực và khát vọng vươn lên của trẻ em từ những vùng đất còn nhiều khó khăn.

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Trong dòng chảy của âm nhạc cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là hình tượng thiêng liêng, nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhạc sĩ. Với trái tim chân thành và lòng kính yêu vô hạn, các nhạc sĩ Lào Cai đã viết những ca khúc giàu cảm xúc và chan chứa tình cảm về Bác kính yêu. Những ca khúc đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn và kính trọng, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Bác Hồ đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

fb yt zl tw