Sắc diện mới ở vùng cao

LCĐT - Sau ngày tái lập, Lào Cai là 1 trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước. Toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn thì có tới 138 xã (76,6% đơn vị hành chính cấp xã), chủ yếu là vùng cao, vùng sâu thuộc diện đặc biệt khó khăn; 60% trẻ trong độ tuổi không được đến trường, 14 xã “trắng” về giáo dục. Đa phần các xã vùng cao nếu không nằm trên trục quốc lộ, tỉnh lộ thì chưa có đường giao thông đạt chuẩn tới trung tâm xã, con số này chiếm 83% tổng số xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hộ đói nghèo rất cao, chiếm 55% dân số, trong đó ở vùng cao con số này còn cao hơn nhiều.

Sắc diện mới ở vùng cao ảnh 1
Xã vùng cao Mường Hum (Bát Xát) được đầu tư điện, đường, trường, trạm.

Theo từng giai đoạn, các địa phương vùng cao đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Điển hình như huyện vùng cao, biên giới Mường Khương. Cách đây 30 năm, 80% hộ nghèo, đói; 2 nghìn nhân khẩu thường xuyên cần đến sự cứu trợ lương thực của Nhà nước khi giáp hạt. Nghèo túng dẫn tới nhiều hệ lụy xã hội, trong đó có việc gia tăng tình trạng di dịch cư tự do. Nhờ những chương trình đầu tư, hỗ trợ như định canh, định cư, 135, 134… nên đến đầu những năm 2000, tình trạng thiếu đói ở Mường Khương đã cơ bản được giải quyết. Từ huyện nghèo, Mường Khương đã vươn lên thành địa phương hàng đầu có các vùng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung như chè, ngô, dứa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao. Giá trị sản phẩm được nâng lên, đói nghèo được đẩy lùi, đời sống mọi mặt của người dân đổi thay từng ngày, đồng bào các dân tộc yên tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước. Ông Hoàng Chúng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Mường Khương tâm sự: Nếu không có những chương trình đầu tư, chính sách đột phá cho vùng cao và thiếu ý chí tự lực, tự cường của người dân địa phương thì Mường Khương đến nay vẫn chìm trong gian khó.

Không chỉ huyện Mường Khương, trong suốt 30 năm qua, tỉnh luôn  ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trọng tâm đầu tư là thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến rõ nét nhờ chương trình phát triển sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết nâng cao giá trị sản phẩm. Đến năm 2020, bình quân giá trị sản phẩm/ha đất canh tác và nuôi thủy sản của tỉnh đã đạt 80 triệu đồng.

Hạ tầng kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được đầu tư nâng cấp, trong đó cơ bản là điện, đường, trường, trạm và hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất. Từ chỗ thiếu thốn trăm bề, sau 3 thập niên tái lập, tỉnh có 61/127 xã “về đích” nông thôn mới; 98% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 80% được cứng hóa; 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; gần 100% thôn, bản có điện lưới với 96,7% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; hơn 95% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn là “vùng lõm” như những năm trước, khoảng cách phát triển với vùng thấp đã được thu hẹp, diện mạo nông thôn, đời sống mọi mặt của người dân khởi sắc. Phát huy khí thế và nền tảng sẵn có, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang tiếp tục tự tin phấn đấu, vươn lên, chinh phục những thử thách mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Thời gian qua, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới, góp phần tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, bên cạnh đó, thúc đẩy triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

fb yt zl tw