Trưởng thôn gương mẫu, tận tụy

LCĐT -Tích cực vận động người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đóng góp ngày công, vật lực để tu sửa nhà văn hóa, mở mới và đổ bê tông đường liên thôn… Đó là những công việc thường ngày của anh Nguyễn Văn Thuật, Trưởng thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng).

Đi đầu xây dựng vùng kinh tế mới

Những năm 60 của thế kỷ trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước, những người dân của tỉnh Hà Nam Ninh, Hải Phòng lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Sơn Hải. “Nam Hải” được ghép từ tên của quê cũ, “Nam” trong Hà Nam Ninh và “Hải” trong Hải Phòng như một sự tri ân với quê hương.

Trưởng thôn gương mẫu, tận tụy ảnh 1Anh Nguyễn Văn Thuật
 

Sinh ra trong gia đình có 5 người con thuộc thế hệ thứ 2 trên vùng quê mới, tuổi thơ của anh Nguyễn Văn Thuật trải dài với những tháng ngày gian khó. Trong ký ức tuổi thơ của người trưởng thôn tuổi ngoại tứ tuần này, khi ấy nơi đây là vùng đất hoang hóa, bạc màu, nuôi con gì, trồng cây gì cũng khó. Chỉ ra con đường liên thôn đã được đổ bê tông, anh Thuật hoài niệm: Ngày mới dựng làng, đây là con đường mòn, xe đạp tránh nhau còn khó, có đoạn chạy men theo chân đồi, đoạn lại bì bõm bên ruộng sâu. Trời nắng ra trung tâm xã đã ngại, trời mưa lại càng gian nan, vậy nên sản phẩm bà con làm ra chủ yếu tự sản, tự tiêu, kinh tế vì thế vẫn dậm chân tại chỗ.

Năm 2010, anh Thuật được bà con trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Hiểu được căn nguyên việc chậm phát triển của thôn là do đoạn đường đến với “văn minh” còn nhiều trở ngại, anh đã thuyết phục bà con chung sức mở rộng con đường. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến năm 2017, với cương vị trưởng thôn, anh cùng các ban, ngành, đoàn thể tích cực vận động người dân đóng góp tiền và ngày công lao động đổ bê tông gần 2 km đường trục thôn, mở rộng hơn 1 km đường vào xóm.

Để tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, người dân trong thôn còn chung tay làm tuyến đường hoa dài 3,5 km, lắp điện chiếu sáng cho 3 km đường thôn, với tổng trị giá cả trăm triệu đồng.

Đường trục thôn được mở rộng thênh thênh, bê tông phẳng lỳ, lại có điện chiếu sáng ban đêm nên người xe qua lại nườm nượp, hàng hóa giao thương được thuận lợi, là cơ hội để bà con trong thôn mở rộng sản xuất. Đặc biệt, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ, anh Thuật vận động bà con vay vốn ưu đãi lãi suất, đầu tư giống cây, con mới để phát triển kinh tế gia đình, như nuôi gà, cá, lợn, trồng quế…

Đến nay, thôn có vài trăm ha rừng, trồng các giống cây lâm nghiệp cho kinh tế ổn định như quế, bồ đề. Nhiều hộ thu tới vài trăm triệu đồng mỗi năm, điển hình như hộ bà Lê Thị Ngọc có mô hình chăn nuôi tổng hợp thu từ 200 triệu đồng trở lên; hộ ông Nguyễn Văn Cần chăn nuôi gà quy mô lớn, kết hợp phát triển kinh tế rừng, mỗi năm thu vài trăm triệu đồng…

Gương mẫu trong phát triển kinh tế hộ

Nhà trưởng thôn Nguyễn Văn Thuật nằm ngay đầu thôn. Ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự nhà vườn. Trong khu đất vườn rộng gần 1.000 m2, anh quy hoạch nơi nuôi gà theo hình thức bán chăn thả, nuôi lợn giống, lợn thịt và trồng cây ăn quả, trồng rau, màu. Anh Thuật nói: Mình là trưởng thôn, phải gương mẫu trong mọi phong trào, nhất là việc phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Có thành công mới có khả năng và kinh nghiệm để tư vấn, giúp đỡ bà con.

Với quan điểm đó, anh Thuật cùng gia đình tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Nhờ sự nhanh nhạy trong sản xuất và đặc biệt là kiên trì, bền bỉ, gia đình anh từng bước vượt qua khó khăn, trở thành hộ tiêu biểu của thôn về phát triển kinh tế. Với mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu khoảng 200 triệu đồng.

Thành công trong việc nuôi gà theo quy mô lớn, gia đình anh Thuật luôn là địa chỉ sản xuất giỏi để bà con trong thôn, trong xã học tập kinh nghiệm. Gia đình bà Lương Thị Thanh ở thôn Nam Hải, cách đây 5 năm thuộc diện hộ nghèo. Mấy năm nay, học hỏi gia đình anh Thuật cách phát triển kinh tế, gia đình bà Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đến nay, gia đình bà đã thoát khỏi diện hộ nghèo. Bà Thanh bộc bạch: Trước đây, khi thấy nhà anh Thuật và một số hộ khác đưa các cây, con giống mới vào sản xuất, không ít người nghi ngờ về sự thành công, bởi không hiểu những cây, con đó có phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương mình không. Tuy nhiên, từ thành công của các hộ, đặc biệt là của gia đình trưởng thôn, chúng tôi yên tâm làm theo.

Thôn Nam Hải hiện có 234 hộ thì có tới 50% hộ thuộc diện khá, giàu (thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên), 97% hộ đã xây được nhà kiên cố.

Nhận xét về Trưởng thôn Nguyễn Văn Thuật, ông Bùi Quang Uyên, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải khẳng định: Anh Thuật là trưởng thôn tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, là gương điển hình trong phát triển kinh tế và vận động người dân xây dựng nông thôn mới.                  

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Tên gọi mới từ lòng dân

Tên gọi mới từ lòng dân

Sau khi thực hiện chủ trương vận hành chính quyền địa phương hai cấp, người dân băn khoăn về sự trùng lặp tên gọi của các thôn, tổ dân phố. Vì vậy, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố sau hợp nhất.

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw