Bản Liền khó “về đích” nông thôn mới

LCĐT -Theo kế hoạch, năm 2021, xã Bản Liền (Bắc Hà) “về đích” nông thôn mới. Tuy nhiên, đến nay xã mới đạt 14/19 tiêu chí.

Nhiều hộ ở xã Bản Liền phát triển du lịch cộng đồng nhưng vắng khách do dịch bệnh.
Nhiều hộ ở xã Bản Liền phát triển du lịch cộng đồng nhưng vắng khách do dịch bệnh.

5 tiêu chí Bản Liền chưa đạt gồm: Thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo, y tế, hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật, trong đó tiêu chí hộ nghèo, thu nhập là khó thực hiện nhất bởi nhiều nguyên nhân.

Đối với tiêu chí số 11 về hộ nghèo, xã đã giảm được gần 370 hộ (so với thời điểm năm 2014). Dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn cao, nguyên nhân là do tiêu chuẩn bình xét hộ nghèo thay đổi. Theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên dưới 5%, đạt tiêu chí số 11, nhưng theo tiêu chí mới lại không đạt. Thời gian còn lại không nhiều, thách thức giảm hộ nghèo là rất lớn đối với địa phương.

Bản Liền là xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Xã có 13 thôn với 491 hộ, trong đó 98% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời điểm bước vào xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo của xã là gần 60%. Sau gần 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, tốc độ giảm nghèo của xã bình quân mỗi năm giảm từ 3,5% đến 4% hộ nghèo. Xã hiện còn 90 hộ nghèo, chiếm 18,3%. Như vậy, đến cuối năm 2021, Bản Liền phải giảm hơn 6,45% (tối thiểu giảm 44 hộ nghèo) thì mới đạt so với yêu cầu đặt ra là dưới 12%.

Để thực hiện tiêu chí này, xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, định hướng sản xuất, mô hình phát triển kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình, nhận thức một số hộ còn hạn chế nên chưa thể thoát nghèo. Để minh chứng, lãnh đạo xã Bản Liền dẫn chúng tôi đến thực tế tại Khu Chu Tủng, thôn khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất xã. Thôn có 97 hộ thì có 23 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo. Các hộ này đều được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, cây, con giống, kỹ thuật để chăn nuôi và trồng trọt, nhưng do thiếu nhân lực, nhận thức, trình độ về canh tác, sản xuất có hạn nên khi đánh giá theo thang điểm thì một số hộ chưa đạt và chưa thoát nghèo.

Xã Bản Liền duy trì và phát triển vùng chè hữu cơ.
Xã Bản Liền duy trì và phát triển vùng chè hữu cơ.

Đối với tiêu chí số 10 về thu nhập, qua rà soát, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã mới đạt 30,45 triệu đồng/năm, trong khi để đạt chuẩn nông thôn mới cần đạt 36 triệu đồng/người/năm. Xã Bản Liền đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng duy trì và phát triển vùng chè Shan tuyết hữu cơ 500 ha để tạo sinh kế ổn định cho người dân; phát triển các loại vật nuôi lợi thế như trâu, ngựa, lợn đen bản địa; khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch cộng đồng homestay… nhưng kết quả đạt được chưa như mong đợi. Đơn cử như mô hình du lịch cộng đồng được phát triển trong mấy năm gần đây. Một số hộ trên địa bàn xã đã vay vốn đầu tư làm nhà, mua sắm vật dụng để thu hút du khách và phát triển du lịch homestay, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động thương mại, giao thương gặp khó, không có khách du lịch. Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lao động đi làm thuê tại các nhà máy, xí nghiệp mất việc trở về địa phương, khiến tiêu chí thu nhập vốn đã khó thực hiện nay càng thêm khó.

Ông Vàng A Dương, Bí thư Đảng ủy xã Bản Liền cho biết: Những năm qua, diện mạo nông thôn mới trên địa bàn đã có sự thay đổi tích cực, đời sống người dân được nâng lên, nhưng với thu nhập bình quân đầu người hiện nay, để cán được “đích” nông thôn mới phải tăng thêm 5,55 triệu đồng/người/năm. Đây là tiêu chí khó đạt trong thời gian ngắn.

Bí thư Đảng ủy xã Bản Liền nhận định, nguồn vốn phân bổ để xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; một số nguồn vốn chậm triển khai, chưa phát huy hiệu quả trong sản xuất, chưa tạo ra thu nhập cho người dân nên tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập của người dân chưa đạt kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, xuất phát điểm thực hiện mục tiêu thấp, các tiêu chí không đạt đều là tiêu chí khó thực hiện, cần nhiều thời gian và nguồn lực tài chính.

Thời gian tới, xã Bản Liền sẽ nỗ lực hơn, tập trung các nguồn lực phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới còn lại.                       

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

fb yt zl tw