“Phố nhà binh” ở Lào Cai

LCĐT - Trước đây người ta thường gọi 2 dãy phố này là khu gia binh biên phòng bởi đây là phần đất ở bố trí cấp cho các gia đình cán bộ, chiến sỹ các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Lâu dần cái tên ấy không còn phù hợp nữa nên các hộ nơi đây đổi sang gọi là khu dân dân cư biên phòng, địa giới hành chính thuộc tổ 3, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Khu dân cư hiện có 104 hộ, chủ yếu là các gia đình cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng, sắp xếp thành 3 dãy nhà tại 2 tuyến phố là Trần Thủ Độ và Ca Văn Thỉnh.

Một góc “Phố nhà binh” Trần Thủ Độ.
Một góc “Phố nhà binh” Trần Thủ Độ.

Nhiều người vẫn gọi vui 2 đoạn dãy phố này là “phố nhà binh”, bởi cuộc sống ở hai khu phố này giống như hình ảnh trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quân đội Chu Lai ấn hành năm 1992 có đề tài viết về phố Lý Nam Đế ở Hà Nội. Có một sự trùng hợp khá thú vị là “phố nhà binh” ở Hà Nội và “phố nhà binh” ở Lào Cai đều có chiều dài gần 1 km, quy mô lòng hè đường cũng hẹp tương đương. “Phố nhà binh” ở Hà Nội, bên cạnh những khu tập thể, những dãy nhà cấp cho sỹ quan, cán bộ trong quân đội, là các trụ sở đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; còn “phố nhà binh” ở Lào Cai chỉ có đất cấp cho hơn 200 gia đình bộ đội biên phòng tỉnh. Hai tuyến “phố nhà binh” ở thành phố Lào Cai được bố trí sát nhau, phố Ca Văn Thỉnh song song và giáp đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, còn phố Trần Thủ Độ song song và giáp đường Trần Phú (đường Hoàng Liên kéo dài). Các gia đình quần tụ trên chiều dài tuyến phố khoảng 300 mét, hộ đầu tiên xây nhà năm 2013, đến nay các hộ đã ở san sát. Cả “phố nhà binh” là đường nhánh, ít phương tiện qua lại nên đường vắng, thưa người. Bởi vậy, cứ cuối chiều lòng đường lại nhộn nhịp hẳn lên với những sinh hoạt giống sân chơi khu tập thể hơn là đường phố.

Để rõ hơn “phố nhà binh”, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Thu Thủy, hiện công tác tại một cơ quan cấp tỉnh, vợ của một chỉ huy đơn vị bộ đội biên phòng tại huyện Mường Khương. Từng làm tổ trưởng lâm thời (do địa phương chưa có chính thức xác lập và quản lý toàn diện tổ dân phố này) khu dân cư biên phòng nên chị nắm khá rõ đời sống các hộ nơi đây.

Chị Thủy bảo, khu dân cư biên phòng đúng nghĩa là vùng hậu phương quân đội, hầu hết chủ nhân các gia đình ở độ tuổi trẻ, khoảng 25 đến 35, một số hộ cao hơn nhưng dưới 45 tuổi. Điểm riêng rõ rệt nhất tại khu dân cư là hầu hết các gia đình bộ đội biên phòng do phụ nữ làm chủ thay chồng đang công tác, làm nhiệm vụ xa nhà. Họ luôn xứng đáng là những phụ nữ trung hậu, đảm đang quán xuyến, gánh vác việc gia đình, nuôi dạy con lớn khôn, để các cán bộ, chiến sỹ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Cuộc sống ở “phố nhà binh” diễn ra bình lặng, không gia đình nào có người mắc tệ nạn xã hội, không có trẻ em, thanh niên hư, không có những hoàn cảnh éo le. Đây là cộng đồng đoàn kết, chan hòa yêu thương, nơi mà những dịp lễ, tết lại góp gà, góp lợn, góp gạo để cùng nhau liên hoan, vui vầy.

“Phố nhà binh” ra đời nhờ sự quan tâm của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh bằng chính sách hậu phương quân đội, ưu tiên hỗ trợ cấp đất cho những gia đình cán bộ, chiến sỹ biên phòng chưa có nhà ở. Cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng thường xuyên chuyển đơn vị công tác, “nay đây mai đó”, không thể đi tới đâu là bìu ríu vợ con theo nên rất cần một nơi ở tập trung, ổn định để đảm bảo cuộc sống, hạnh phúc. Chính gia đình chị Nguyễn Thị Thu Thủy là một ví dụ sinh động như thế. Mối tình trong sáng giữa cô giáo huyện Si Ma Cai với chàng sỹ quan trẻ Đồn Biên phòng Si Ma Cai có kết quả là cuộc hôn nhân và sau đó là cậu con trai kháu khỉnh, thông minh. Vậy nhưng sự vươn lên trong cuộc sống của họ luôn bị cản trở bởi những tháng ngày liên miên đi tìm thuê chỗ ở. Khi Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng có chủ trương cấp đất với sự ưu tiên gia đình cán bộ, chiến sỹ chưa có nhà ở và vợ chồng chị Thủy đã có tên trong danh sách đó. Năm 2015, vợ chồng chị Thủy xây nhà riêng tại phố Ca Văn Thỉnh, đó cũng là năm chị chuyển công tác ra tỉnh và có thêm điều kiện tốt hơn để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con. Cháu lớn Ngọc Anh sinh năm 2001 có 12 năm học đạt danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc, là 1 trong 4 học sinh có điểm cao nhất khi thi vào Trường THPT Chuyên Lào Cai. Trong 3 năm học tại ngôi trường này, Ngọc Anh đã dự thi và đoạt một số giải quốc gia, nên năm học 2019 - 2020 được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Ngân hàng, Học viện Tòa án. Tuy vậy, Ngọc Anh vẫn đăng ký thi Học viện Biên phòng và Đại học Luật chuyên ngành kinh tế, kết quả cháu đã đỗ cả 2 trường và quyết định theo đuổi ước mơ trở thành sỹ quan vai mang quân hàm xanh như bố. Con thứ 2 của vợ chồng chị Thủy là cháu Anh Đức hiện đang học Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng là học sinh tiêu biểu đoạt nhiều thành tích học tập cao, đặc biệt là các giải thưởng toán học cấp quốc gia, quốc tế.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy vui cùng thành tích học tập của các con.
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy vui cùng thành tích học tập của các con.

Tương tự, gia đình chị Xuyên, anh Hiếu tại phố Trần Thủ Độ cũng là một điển hình như thế. Cách đây hơn 20 năm, anh Hiếu quê ở tỉnh Phú Thọ được phân công tác tại một đơn vị bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên. Theo lời chị Xuyên thì đến nay chị cũng không thể nhớ nổi trong hơn 10 năm ở miền Nam gia đình mình đã đi thuê ở bao nhiêu căn phòng, ngôi nhà. Năm 2010, anh Hiếu xin chuyển công tác về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và tiếp tục với “sự nghiệp” đi thuê nhà cho đến năm 2014, sau khi nhận đất và lần đầu tiên xây dựng cho mình một ngôi nhà riêng. Lúc này cháu trai đầu Công Nam của anh chị bắt đầu vào học lớp 2, từ đó đến nay, năm nào cháu cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, xuất sắc. Hai năm học gần đây, cháu là học sinh tiêu biểu của Trường THPT Chuyên Lào Cai khi giành một số giải thưởng môn thi tin học, môn toán cấp quốc gia và khu vực miền Bắc. Cô con gái Quỳnh Anh của anh chị vừa học xong lớp 2 cũng là học sinh xuất sắc 2 năm liền.

Thống kê của khu dân cư, hơn 80% số trẻ trong độ tuổi đi học ở “phố nhà binh” hằng năm đạt danh hiệu học sinh khá trở lên. Điều đó có thể là bình thường ở thành phố Lào Cai nhưng đó lại là “phần thưởng”, nguồn động viên lớn và đặc biệt cho những cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tỉnh đang công tác xa nhà. Họ yên tâm, vững vàng hơn khi có một hậu phương vững chắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Bác Hồ trong trái tim các nhạc sĩ Lào Cai

Trong dòng chảy của âm nhạc cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là hình tượng thiêng liêng, nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhạc sĩ. Với trái tim chân thành và lòng kính yêu vô hạn, các nhạc sĩ Lào Cai đã viết những ca khúc giàu cảm xúc và chan chứa tình cảm về Bác kính yêu. Những ca khúc đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn và kính trọng, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh Bác Hồ đến với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

fb yt zl tw