Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

LCĐT - Bằng nghị lực và ý chí không chịu khuất phục trước khó khăn, cựu chiến binh Hoàng Văn Bon ở thôn Pác Mạc, xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Năm 1981, khi mới 19 tuổi, chàng trai Hoàng Văn Bon tình nguyện nhập ngũ và biên chế thuộc Sư đoàn 355, thực hiện nhiệm vụ của người lính quân y. Tháng 6/1985, ông xuất ngũ trở về địa phương và được phân công công tác tại Trạm Y tế xã Vĩnh Yên. Từ năm 1990 đến nay, ông là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Pác Mạc.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp ảnh 1

Ông Hoàng Văn Bon (ngoài cùng bên phải ảnh) chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình.

Sau khi xuất ngũ, ngoài tham gia công tác xã hội, ông Bon còn tích cực lao động, sản xuất. Thời gian đầu, khi được giao đất, gia đình ông khai hoang, phát nương trồng ngô, lúa nhưng thu nhập bấp bênh, năm được năm mất, đời sống vẫn khó khăn. Khi thấy đất đai bỏ hoang nhiều, ông cùng gia đình quyết định chuyển sang trồng cây gây rừng, chủ yếu là trồng xoan, trẩu, bồ đề… Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm từ các loại cây này khá khó khăn và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Với ý chí và nghị lực của người lính, ông Bon đã bàn với gia đình xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp: Vườn - ao - chuồng - rừng. Với 3 ha rừng sẵn có, ông mạnh dạn vay vốn chuyển sang trồng quế. Đến nay, đồi quế của gia đình ông từ 2 đến 12 năm tuổi, đang cho khai thác tỉa, mỗi năm thu từ 50 đến 70 triệu đồng. Gia đình ông còn nuôi 4 con trâu, kết hợp chăn nuôi lợn, gà và cá, mỗi năm cho thu nhập hơn 50 triệu đồng. Từ cách làm đó, vốn tích lũy tăng lên hằng năm, gia đình ông đã có được mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, ông Bon còn nhiệt tình và trách nhiệm với công tác xã hội, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi, giúp đỡ hội viên nghèo phát triển kinh tế.

Ông Bon cũng luôn gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy ước, hương ước của thôn, góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã hiến 60 m2 đất làm đường giao thông nông thôn.

Dù ở cương vị nào, ông Bon cũng luôn gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được bà con địa phương yêu mến, tin tưởng. Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của ông Hoàng Văn Bon, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Yên - Hoàng Chính Nghĩa cho biết: Đồng chí Hoàng Văn Bon là người rất tận tụy với công việc, luôn vận động gia đình và người dân trong thôn tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông cũng là một trong những mô hình điển hình để các hội viên cựu chiến binh khác trong xã học và làm theo.

Với đức tính cần cù, năng động, nhiều năm liền ông Bon được hội nông dân các cấp tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw