Làm nông nghiệp thì không ngại khó, ngại khổ

LCĐT - Là người năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Hạnh (sinh năm 1967) ở bản Minh Hải, xã Minh Tân (Bảo Yên) đã trở thành tấm gương điển hình trong phong trào nông dân làm kinh tế giỏi với mô hình trang trại tổng hợp đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.Làm nông nghiệp thì không ngại khó, ngại khổ ảnh 1

Ông Trần Văn Hạnh kiểm tra vườn bưởi.

Xung quanh căn nhà mới xây khang trang là vườn cây ăn quả xanh mướt và khu chuồng trại chăn nuôi được xây kiên cố. Khi phóng viên ngỏ ý muốn viết về cách làm kinh tế của gia đình, ông Hạnh nói: Bản thân chưa cống hiến được nhiều cho địa phương nên tôi quyết tâm phát triển kinh tế để thoát nghèo và làm giàu. Mình thoát nghèo rồi, sẽ có cơ hội giúp nhiều người khác.

Xuất thân từ nhà nông, quanh năm trồng lúa cũng chỉ đủ cung cấp lương thực cho gia đình. Năm được mùa thì đủ ăn, còn năm mất mùa thì gia đình ông Hạnh lại phải nhận gạo cứu đói của Nhà nước. Đến năm 2012, ông Hạnh quyết định đổi hướng sang trồng rừng. Năm đầu tiên, ông chỉ trồng 2 ha quế. Từ những năm sau, mỗi năm ông trồng thêm một ít. Đến nay, gia đình ông đã có 8 ha quế và 2 ha bồ đề. Cây quế bước sang năm thứ 3 cho thu hoạch, còn bồ đề cũng chuẩn bị đến kỳ khai thác. Kể từ khi chuyển hướng trồng rừng, cuộc sống gia đình ông Hạnh ngày càng được cải thiện và bắt đầu có tích lũy.

Năm 2017, xã Minh Tân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Hạnh là hộ đầu tiên đăng ký tham gia mô hình này. Nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, cùng với tính ham học hỏi, chỉ sau 1 tháng, ông đã thu được 3 vòng tằm, mỗi vòng có trọng lượng 25 kg, với giá bán trung bình 3 triệu đồng/vòng. Trừ chi phí đầu tư giống, vật tư và công chăm sóc, mô hình cho thu nhập mỗi năm từ 100 đến 120 triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt, ông Hạnh đã tuyên truyền, vận động các hộ khác làm theo. Đến nay, xã đã có 42 hộ trồng dâu nuôi tằm, với tổng diện tích dâu tằm đạt 30 ha.

Cùng với trồng rừng và trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Hạnh còn trồng thêm các loại cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long... Đến nay, gia đình ông có gần 500 gốc cam, bưởi và khoảng 400 trụ thanh long cho thu hoạch quanh năm. Phấn đấu tới cuối năm, ông Hạnh sẽ mở rộng diện tích trồng thanh long lên 1.000 trụ. Ông Hạnh còn có trang trại nuôi gà với quy mô 1.000 con, mỗi năm xuất bán 3 lứa gà, thu khoảng 70 - 80 triệu đồng. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, ông Hạnh cho biết: Điều đầu tiên của người làm nông nghiệp là phải chăm chỉ, không ngại khó, không ngại khổ. Cùng với đó, phải năng động, sáng tạo, chủ động nắm bắt thời cơ trong sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Ông Đặng Chí Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Minh Tân khẳng định: Ông Trần Văn Hạnh là tấm gương tiêu biểu của địa phương trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu của ông Hạnh là gương sáng để bà con trong xã học tập.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw