Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Ngành nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã vào cuộc cùng địa phương triển khai các hoạt động để bảo tồn, cũng như xây dựng phương án dự án để thực hiện, gợi mở những giải pháp cho vùng chè cổ thụ, làm các dòng trà cao cấp (giá trị cao) trồng mới, làm du lịch… Đặc biệt, gần đây, có những cá nhân, tổ chức đã dành nhiều tâm huyết để nâng tầm sản phẩm trà Việt, trong đó có nguyên liệu từ các vùng chè cổ thụ ở Lào Cai.

b1-7250.jpg

Nhìn ra các tỉnh bạn, các quần thể chè cũng đã được công nhận là cây di sản từ các năm trước. Đầu tiên là năm 2016, hơn 400 cây chè Suối Giàng (Yên Bái) được công nhận cây di sản; Năm 2019, 200 cây chè cổ thụ ở Tà Xùa (Sơn La) và 85 cây chè cổ thụ ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) 100 cây chè ở Văn Chấn (Yên Bái) được công nhận là cây di sản; năm 2022, hơn 1.300 cây chè cổ thụ ở Hà Giang được công nhận cây di sản; 100 cây chè cổ thụ ở Tủa Chùa (Điện Biên); 105 cây chè cổ thụ ở Vân Hồ (Sơn La)…

9-5750.jpg

Dẫu muộn còn hơn không. Tin vui đến với vùng trồng chè cổ thụ khi mới đây, quần thể 105 cây chè Shan tuyết (hơn 100 năm tuổi) tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) đã được công nhận là “Cây Di sản Việt Nam.

Bắc Hà có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất tỉnh, trong đó có 3 vùng chè cổ thụ tại các xã: Bản Liền, Hoàng Thu Phố, Tả Củ Tỷ và rải rác ở một số xã trong huyện. Huyện Bắc Hà đã xây dựng phương án, quy hoạch và thực hiện bảo tồn rừng chè cổ thụ ở các xã. Trong đó, bảo tồn diện tích chè cổ thụ hiện có, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp chế biến sâu tạo ra các dòng trà cao cấp mang thương hiệu Bắc Hà. Hiện đã có Hợp tác xã Bản Liền, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển chè Bắc Hà đã chế biến được một số dòng trà cao cấp như: bạch trà, hồng trà…

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Hà

Tại xã Tả Thàng, huyện Mường Khương, trao đổi với chúng tôi, ông Lý Văn Phìn, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Thàng cho biết, theo khảo sát của xã, thôn Sú Dí Phìn là nơi tập trung nhiều chè cổ thụ nhất với trên 4.600 cây, trong đó có hơn 300 cây cao từ 6 - 7 m, gần 500 cây cao từ 4 – 5 m. Trong thôn, có 39 hộ sở hữu rừng chè cổ thụ. Thôn Tả Thàng cũng có khoảng 3.500 cây chè cổ thụ. Xác định cây chè cổ thụ rất có giá trị, 2 năm trở lại đây, xã đang tích vận động bà con bảo tồn những cây chè cổ và tự nhân giống chè cổ thụ, trồng thêm để mở rộng thêm diện tích. Trong định hướng phát triển kinh tế, xã lấy cây chè là một trong những cây trồng chủ lực để nâng cao thu nhập cho người dân. Chè cổ thụ có giá cao hơn hẳn những loại chè khác, nếu khai thác bền vững thì sẽ là “chìa khóa” góp phần giảm nghèo cho bà con. Điều đáng mừng là từ khi Công ty TNHH Tiên Thiên Trà mở xưởng chế biến chè tại Tả Thàng và thu mua chè cổ thụ cho bà con, thì giá chè không chỉ cao hơn mà còn ổn định hơn so với trước. Từ đầu năm 2023 đến nay, sản lượng chè cổ thụ toàn xã đạt 35 tấn. Mỗi kg búp chè cổ thụ có giá trên 30 nghìn đồng. Một số người dân địa phương có thêm thu nhập từ việc làm thuê cho xưởng sản xuất chè.

4-2228.jpg

Ông Thào Lỳ, thôn Sú Dí Phìn dẫn chúng tôi theo con đường núi dốc ngược, lên nương chè mới trồng hơn 2 ha của gia đình và bảo: Cha ông mình đã để lại cho mình báu vật không phải ở đâu cũng có, bởi chè Shan Tuyết chỉ trồng ở những địa hình độ cao này, mới cho chất chè ngon được. Thế nên, cùng với việc giữ gìn bảo tồn những cây chè cổ thụ, tôi nghĩ mình vẫn phải nhân trồng giống chè quý này, để lại cho mai sau. Tôi cũng mơ ước, khi có những rừng chè Shan Tuyết, với những sản phẩm trà cao cấp được chế biến ngay tại địa phương, sẽ mở ra một hướng làm kinh tế mới nữa từ những rừng chè cổ thụ. Chỉ là dự định và ấp ủ nhưng chúng tôi cũng mong, một thời gian sau này, sẽ có những trải nghiệm du lịch ở rừng chè cổ thụ, thưởng thức trà quý, trà ngon tại vùng cao Tả Thàng này.

b2-1474.jpg

Với người đã bỏ công sức ra hơn 5 năm học cách làm trà cổ thụ và gần 5 năm thức ngủ cùng những mẻ trà, anh Phan Quốc Tuấn, Công ty TNHH Tiên Thiên Trà đã sớm nhận ra một kho báu từ những rừng chè cổ thụ ở Lào Cai nói riêng và các vùng chè nổi tiếng ở một số tỉnh lân cận như Yên Bái (Suối Giàng), Hà Giang (Hoàng Su Phì), Sơn La (Tà Xùa, Mộc Châu)… Chính vì nhận ra giá trị của trà cổ thụ, điều khiến anh dồn hết cả tâm huyết, tình yêu và đam mê trong từng mẻ trà. Trò chuyện với chúng tôi, nhưng anh Tuấn vẫn chỉ đạo sát sao cách bấm giờ trong từng khâu chế biến. Vừa tháo “quả trà” sao khi sao vò, ép thành quả rồi lại dỡ ra… Người ngoại đạo sẽ không hiểu được hết những công đoạn kỳ công ấy, nhưng khi tận mục sở thị, chúng tôi hiểu rằng để có thức uống ngon nhất hẳn không thể dễ dãi trong chế biến mà có được.

3-970.jpg

Anh Tuấn bảo, thực sự người dân đang nắm giữ “mỏ vàng” trong tay, nhưng nếu chỉ khai thác và bán nguyên liệu thô, hoặc sao sấy, chế biến theo truyền thống thì sẽ không còn là mỏ vàng nữa. Chính vì vậy, việc anh Tuấn và Tiên Thiên Trà nghiên cứu để cho ra các dòng trà cao cấp, nhằm đi đến tận cùng của giá trị thực của trà cổ thụ. Bởi anh Tuấn cũng đã từng “bôn ba” sang Trung Quốc, Đài Loan - nơi có công nghệ chế biến trà để học, rồi về ứng dụng vào thực tế tại địa phương, mới thấy, nguyên liệu chè cổ thụ của mình rất có giá trị, chỉ là mình còn đi sau họ nhiều bước về công nghệ và cách làm trà. Hiện tại, các dòng trà cao cấp được chế biến từ nguyên liệu chè Shan tuyết cổ thụ ở Lào Cai và một số tỉnh lân cận đã dần khẳng định trên thị trường…

5-388.jpg

Giống anh Tuấn, chàng trai người Dao ở vùng cao Tả Củ Tỷ - Lý Văn Minh cũng đã chọn cây chè Shan tuyết cổ thụ của quê hương mình để khởi nghiệp. Hợp tác xã Nông nghiệp Tả Củ Tỷ do Lý Văn Minh “cầm lái” xác định trọng tâm là phát huy giá trị của cây chè Shan tuyết cổ thụ. Nhớ lại cơ duyên đến với cây chè cổ thụ của một người con lớn lên cùng những đồi chè, là khi tốt nghiệp đại học trở về quê, thấy người quen trong làng rao bán chục cây chè cổ thụ, cây to, một người ôm không xuể (theo như ông nội của Minh kể lại thì những cây chè ấy có tuổi đời hơn 200 năm), Minh đã được gia đình mua lại cho đồi chè cổ thụ hơn 300 gốc. Vậy là cuộc đời Lý Văn Minh gắn với cây chè… Không chỉ có vậy, Lý Văn Minh đã dần định vị được thương hiệu chè cổ thụ Tả Củ Tỷ trên bản đồ chè của tỉnh Lào Cai… Những năm gần đây, từ “vạn sự khởi đầu nan” của chàng trai người Dao Lý Văn Minh, chính quyền xã Tả Củ Tỷ cũng như huyện Bắc Hà đã vào cuộc để vực dậy một vùng chè cổ thụ sau nhiều năm “ngủ quên” trong rừng sâu.

6-1093.jpg

Ông Tẩn Seo Lừ, Phó Chủ tịch xã Tả Củ Tỷ cho biết: Thôn Sảng Mào Phố là nơi có diện tích chè cổ thụ tập trung, với hơn 1.000 gốc. Địa phương đã xác định chè là cây trồng chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu ở nơi đây, nên vận động bà con tiếp tục trồng dặm, mở rộng diện tích chè Shan tuyết. Hiện tại, xã đã vận động người dân trồng mới được 15 ha, tại 6 thôn. Khó khăn hiện nay là đường vào rừng chè cổ thụ còn là đường đất khó đi, ảnh hưởng tới việc thu hoạch, vận chuyển chè. Thời gian tới, xã mong được Nhà nước đầu tư các tuyến đường để thuận lợi cho người dân trong việc khai thác vùng chè cổ thụ. Ngoài ra, bà con cũng mong được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, thu hoạch chè cổ thụ theo hướng an toàn, bền vững.

Các vùng chè cổ thụ và chè trồng lâu năm đang được tỉnh Lào Cai quy hoạch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bước đầu đã mang lại những động thái tích cực. Trong đó, thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai, ngành nông nghiệp xác định chè là một trong những ngành hàng chủ lực và có tính toán đến việc phát triển giá trị của những vùng chè cổ thụ, nâng tầm giá trị sản phẩm, bởi đây là sản phẩm bản địa có lợi thế cạnh tranh. Ngành nông nghiệp đang nghiên cứu thực hiện dự án thí điểm, phát triển cây chè cổ thụ là cây đa tác dụng, vừa trồng rừng phòng hộ, vừa tạo ra sản phẩm để bảo tồn nguồn gen quý. Đây cũng là bước khởi đầu trong lộ trình hợp tác với Tập đoàn Sun Wah (Hồng Kông) để có các sản phẩm từ chè cổ thụ (trà phổ nhĩ)…

Các địa phương đã xây dựng phương án bảo tồn, phát triển vùng chè Shan cổ thụ, đặc biệt kết hợp bảo tồn, quản lý, khai thác trải nghiệm du lịch (Bắc Hà, Si Ma Cai); tổ chức sản xuất theo chứng nhận (VietGAP, hữu cơ); thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tạo ra sản phẩm chè đặc sản cao cấp, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu đáng kể cho đồng bào các dân tộc ít người của địa phương.

7-5489.jpg

Tuy nhiên, việc quản lý và phát huy được tối đa giá trị của cây chè cổ thụ cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong đó, sản xuất chè chủ yếu theo phương pháp truyền thống; một bộ phận hộ nông dân chưa quan tâm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc, cá biệt có hộ dân còn thu hái bằng “chặt cành”… vì vậy năng suất thấp, bấp bênh. Một số vùng, cây chè xen với cây trồng khác, phẩm chất nguyên liệu khó có khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn hữu cơ theo yêu cầu ngày càng cao của các thị trường. Có rất ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất trà đặc sản cao cấp, có giá trị kinh tế cao; chưa có sản phẩm mang thương hiệu trà Shan rừng Lào Cai…

8-6878.jpg

Vĩ thanh

Trước những vấn đề đặt ra, để bảo tồn và phát triển vùng chè cổ thụ bền vững, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các huyện xây dựng phương án, kế hoạch và bảo tồn chè Shan cổ thụ. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, việc bảo tồn và phát huy giá trị các vùng chè cổ thụ còn có ý nghĩa trong việc tạo ra các sản phẩm nông sản đặc hữu của địa phương mang lợi thế cạnh tranh cũng như tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển du lịch (sản phẩm thức uống làm quà tặng, trải nghiệm làm chè, khám phá rừng chè cổ…). Tuy nhiên, để làm được điều này, ngành nông nghiệp Lào Cai cần nghiên cứu, tham mưu với tỉnh về một chiến lược bài bản và dài hơi, có những giải pháp căn cơ, đề xuất cơ chế, chính sách riêng để phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc hữu này.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Sở đã có văn bản đề nghị UBND các huyện xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn và phát triển vùng chè Shan cổ thụ. Trong đó, chú trọng bảo tồn và gìn giữ các vùng chè Shan cổ thụ, nhất là diện tích tập trung; đưa ra phương án, giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển vùng chè Shan cổ thụ. Trước mắt, giữ vững, ổn định các vùng chè Shan cổ thụ hiện có và hướng đến bảo tồn, quy hoạch, phát triển mở rộng diện tích. Tổ chức sản xuất theo chứng nhận (VietGAP, hữu cơ), xây dựng và khẳng định thương hiệu chè Lào Cai. Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu tạo ra sản phẩm trà cao cấp, chất lượng cao, đáp ứng được thị trường khó tính, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Chú trọng phát triển các vùng chè Shan cổ thụ thành các điểm du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa cộng đồng, từ đó nâng cao giá trị, thu nhập từ chè cổ thụ.

Lào Cai có nhiều vùng chè ngon, bởi lợi thế độ cao địa hình và tập quán canh tác hữu cơ của bà con. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn chưa định vị được thương hiệu riêng cho chè Shan cổ thụ. Các doanh nghiệp chế biến chè tại Lào Cai chưa khai thác được các dòng sản phẩm mang tính đặc trưng lợi thế của chè Shan, vẫn còn manh mún, chưa thành thương hiệu cụ thể. Làm sao để khai thác tốt lợi thế chè Shan cổ thụ của Lào Cai, phải chọn được vùng chè mang tính chất riêng biệt, nổi trội về chè Shan để định hướng sản xuất theo hướng an toàn và hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý cụ thể. Vấn đề chính bây giờ cần xây dựng thương hiệu cụ thể cho sản phẩm chè Shan cổ thụ Lào Cai để thị trường, người tiêu dùng nhận diện và biết đến sản phẩm chè Shan Lào Cai.

Ông Nguyễn Hữu Phong, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw