Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

Cuối tháng 5, những chùm vải sai trĩu cành bắt đầu ửng đỏ như "thắp lửa" trên các mảnh vườn nằm xen bên những nếp nhà, triền đồi thoai thoải. Người dân xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) bước vào mùa thu hoạch vải chín sớm với niềm vui rạng rỡ. Vải năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

baolaocai-tr_1.jpg
Xã Thái Niên có khoảng 5 ha vải, trồng phân tán tại nhiều thôn trong xã. Vải được trồng chủ yếu tại các thôn dọc sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ.
baolaocai-tr_3.jpg
Khi trái vải bắt đầu ửng đỏ, quả căng mọng cũng là lúc người dân bắt đầu thu hoạch.
baolaocai-tr_42.jpg
Giống vải chín sớm cho thu hoạch sau khoảng 4 năm trồng và chăm sóc. Cây được tạo tán thấp để thuận tiện cho việc thu hoạch.
baolaocai-tr_4.jpg
Với những chùm vải quá cao, nông dân dùng thang để hái quả thuận lợi và an toàn hơn.
baolaocai-tr_51.jpg
Sau khi ngắt từ trên cây xuống, vải được tỉa cành, loại bỏ những quả kém chất lượng và bó thành từng bó.
baolaocai-tr_52.jpg
Ngày nghỉ, nhiều em nhỏ ra vườn phụ giúp bố mẹ thu hoạch vải.
baolaocai-tr_5.jpg
Sau tháng ngày chăm sóc vất vả, nông dân phấn khởi vì vải được mùa.
baolaocai-tr_6.jpg
Cả gia đình cùng nhau thu hoạch, phân loại vải để bán cho thương lái.
baolaocai-tr_7.jpg
Những quả vải to, mã đẹp được thương lái thu mua tại vườn với mức giá 25.000 đồng/kg. Giá vải tăng nhẹ so với những mùa trước, người trồng vải vì thế có thêm thu nhập.
12.jpg
Vải Thái Niên được thương lái thu mua, sau đó phân phối tại các chợ đầu mối, các cửa hàng kinh doanh hoa quả trong tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw