Bắc Hà: Nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” giai đoạn 2021 - 2025, hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở huyện Bắc Hà đã chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả.

3-5938-3860.jpg
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Hà sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện Dự án 8.

Được thực hiện từ tháng 6/2022, Dự án 8 thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động cụ thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã nỗ lực phát huy vai trò cơ quan chủ trì, tham mưu, phối hợp với các phòng ban liên quan triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn các xã được thụ hưởng.

1-4269-404.jpg
Tổ chức các cuộc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về công tác truyền thông bình đẳng giới.

Toàn huyện đã thành lập 66 tổ truyền thông cộng đồng với sự tham gia của 490 thành viên là người có uy tín, có năng lực truyền thông; tổ chức 102 cuộc truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, thu hút hàng nghìn người tham gia; thành lập 4 mô hình địa chỉ tin cậy với gần 70 thành viên; thành lập 13 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại 13 trường học.

Các cấp hội còn tổ chức 10 hội nghị đối thoại về chính sách tại các xã thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia. Nội dung đối thoại về phòng chống tảo hôn, bình đẳng giới và những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, xây dựng nông thôn mới...

2-58-4282.jpg
Nhiều cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về giới và bình đẳng giới.

Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bắc Hà tiếp tục triển khai các giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm thực hiện hiệu quả dự án; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số; xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Các hoạt động của Dự án 8 bước đầu tác động đến đời sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho từng địa phương được hưởng lợi và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw