Hành trình dọc sông Hồng:

[Ảnh] Những bảo vật quốc gia dọc sông Hồng

Từ Lào Cai đến cửa biển Thái Bình, trải qua quá trình lịch sử, dòng sông Hồng đã hình thành dòng chảy văn hóa, tạo nên những giá trị di sản văn hóa quý giá, trong đó phải kể đến là những bảo vật văn hóa đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

baolaocai-br_ngai-tho-thai-binh.jpg
Ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng là bảo vật quốc gia, được sưu tầm tại miếu Hai Thôn (xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vào trước năm 1999. Tổng thể ngai thờ được tạo tác bởi 156 hình tượng rồng. Bên cạnh hình ảnh rồng được chạm khắc tinh tế, ngai thờ còn mang nhiều chủ đề phong phú khác như: hoa lá, đao mác, linh thú. Cụ thể là 299 hoa sen cách điệu; 33 bông hoa cúc; 60 bông hoa chanh; 65 dây lá, hoa trúc, linh thú, vân mây lửa, ngọc báu... với tổng cộng 631 họa tiết trang trí trên ngai thờ.
baolaocai-br_thanh-bac-nam-dinh.jpg
Thành bậc lan can thời Lý có niên đại đầu thế kỷ XII (khoảng từ năm 1108 - 1117) là di vật đá độc bản, được chế tác hoàn toàn bằng kỹ thuật chạm khắc thủ công. Thành bậc lan can được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Bảo vật quốc gia này còn tương đối nguyên vẹn, được làm bằng đá nguyên khối màu xám (đá cát), có dáng hình hộp, dài 205cm, cao 46cm, dày 17cm, một đầu vuông, một đầu chéo nhọn lên trên, chia làm hai phần.
baolaocai-br_thap-dat-nung-an-xa-hung-yen.jpg
Tháp đất nung đền An Xá, tỉnh Hưng Yên được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2021. Tháp đất nung đền An Xá là một trong hai ngôi tháp đất nung quý hiếm hiện còn lại cho đến ngày nay. Tháp có bình đồ hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, có màu nâu đỏ, cao 12 tầng (không kể phần đỉnh tháp) và chia thành bốn phần: bệ tháp, đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp.
baolaocai-br_themdienkinhthien-ha-noi.jpg
Bộ thành bậc Điện Kính Thiên thời Lê sơ. Điện Kính Thiên (Hà Nội) được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Đây là nơi cử hành những nghi lễ long trọng trong triều đình thời bấy giờ, là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và bàn việc quốc gia đại sự. Cuối thế kỷ XIX thời Pháp thuộc, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên, giữ lại bộ thành bậc.
baolaocai-br_thap-gom.jpg
Tháp gốm men chùa Trò hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp có niên đại thời Trần (thế kỷ XIV) với 9 tầng, cao 1,45m, rộng đế 0,5m. Đây là tháp thờ bằng gốm men lớn nhất, nguyên vẹn nhất trong kho tàng gốm cổ Đại Việt.
baolaocai-br_nha-truong-phu-tho.jpg
Báu vật đặc biệt khác là nha chương tại Bảo tàng Hùng Vương (Phú Thọ). Bảo vật quốc gia này là một minh chứng quan trọng trong việc nghiên cứu sự ra đời và phát triển của thời đại Hùng Vương, vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, nha chương là một loại hình hiện vật rất độc đáo, có công dụng giống như chiếc quyền trượng hay lệnh bài biểu trưng cho quyền lực của thủ lĩnh, dùng để điều binh khiển tướng.
baolaocai-br_thap-dpng-yen-bai.jpg
Thạp đồng Hợp Minh, một trong những thạp đồng lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của nền văn hóa Đông Sơn, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Thạp có niên đại khoảng 2.000 - 2.500 năm, cao 47,4cm, nặng 13,5kg, được đúc bằng khuôn hai mảnh.
z6402788912713-545d37dc62502253dcac588a28d77bbc.jpg
Tỉnh Lào Cai có 2 bảo vật quốc gia là mặt trống đồng Pha Long và trống đồng Gia Phú, đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Trong đó, mặt trống đồng Pha Long có đường kính mặt 74 cm; trọng lượng 3,2 kg; có niên đại Văn hóa Đông Sơn, khoảng 2.000 - 2.500 năm, được người dân tỉnh Lào Cai phát hiện từ năm 1956. Mặt trống đồng Pha Long được công nhận bảo vật quốc gia năm 2018, tại Quyết định 1821/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
baolaocai-br_trong-dong-lao-cai.jpg
Trống đồng Gia Phú có niên đại Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III - II trước Công nguyên. Tổng thể trống đồng còn tương đối nguyên vẹn, có chiều cao 38 cm, rộng đáy 67,5 cm, mặt trống có đường kính rộng 63 cm, phần tang trống cao 23 cm, phần bầu và mặt trống cao 15 cm. Chính giữa mặt trống được khắc họa hoa văn hình mặt trời 12 cánh, xung quanh là những vòng hoa văn hình chim lạc và hình răng cưa đối xứng đều nhau. Trống đồng Gia Phú được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2021 (đợt 10) tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw