Ấn tượng cụm linh vật Ất Tỵ lấy cảm hứng từ tượng rắn thần Naga 5 đầu

Chiều 21/1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, UBND thành phố Quy Nhơn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ thuật Đức Nhân tổ chức khánh thành cụm linh vật Ất Tỵ 2025.

Người dân và du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Cụm Linh vật Ất Tỵ 2025.
Người dân và du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Cụm Linh vật Ất Tỵ 2025.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định Huỳnh Văn Lợi cho biết, hoạt động này nhằm tạo ra không gian tham quan, thưởng lãm, vui chơi cho người dân trong tỉnh cũng như tạo “điểm nhấn” thu hút khách du lịch đến với địa phương dịp Tết đến, Xuân về.

Cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 lấy ý tưởng từ tượng rắn thần Naga 5 đầu tại Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn) - di tích Quốc gia đặc biệt. Trong tiếng Phạn, Naga có nghĩa là rắn hổ mang lớn, là con vật thần thoại có nhiều cái đầu (thường là 5, 7 hoặc 9 đầu). Với hình thể độc đáo, rắn Naga có mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu.

Cụm linh vật Ất Tỵ 2025 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành thu hút sự quan tâm của người dân.
Cụm linh vật Ất Tỵ 2025 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành thu hút sự quan tâm của người dân.

Ông Huỳnh Văn Lợi cho biết thêm, theo quan niệm người xưa, rắn Naga là linh hồn của thiên nhiên, bảo vệ các nguồn nước như sông, suối, mạch ngầm, giúp mùa màng tốt tươi. Do vậy, rắn thần Naga là biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc. Bên cạnh đó, rắn Naga còn có nhiệm vụ canh giữ đền tháp, bảo vệ đạo pháp cho nên được thể hiện rất nhiều trong các đền tháp.

Trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Việt Nam, hình tượng rắn Naga được thể hiện nhiều nhất tại tháp Dương Long, có niên đại cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Rắn Naga dùng trang trí hệ thống chân đế, vòm cửa và trên bộ mái của tháp. Hình tượng rắn Naga tại tháp Dương Long là sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, tạo nên nét độc đáo về tạo hình. Qua đó, phản ánh mối quan hệ mở rộng của vùng đất Bình Định với các nền văn hóa, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc trong dòng chảy lịch sử. Ngoài ra, rắn Naga tại tháp Dương Long có tính thẩm mỹ cao về nghệ thuật tạo hình, được xem là đạt đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc Chămpa.

Nhằm quảng bá giá trị di sản văn hóa đặc sắc và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 lấy hình tượng cụm tháp Dương Long và tượng rắn Naga, trong đó cụm tháp Dương Long làm phông nền chủ đạo với chiều cao 7,5 mét; linh vật Rắn thần Naga 5 đầu có chiều cao 5 mét, được mô phỏng sinh động và được đặt trước trung tâm tượng cụm tháp Dương Long. Các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và hơi nước tạo nên khung cảnh khá huyền bí, mang lại cho người xem về vùng đất Bình Định giàu trầm tích văn hóa.

Người dân và du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Cụm Linh vật Ất Tỵ 2025.
Người dân và du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Cụm Linh vật Ất Tỵ 2025.

Cùng với đó, Cụm linh vật phụ (mặt sau - hướng ra biển) lấy hình tượng linh vật Xuân Ất Tỵ với tạo hình cách điệu hiện đại theo xu hướng chuyển đổi số và phát triển công nghệ, phía sau là tạo hình hai bàn tay nắm chặt tượng trưng cho sự đoàn kết, quyết tâm của Bình Định cùng với cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới. Cụm linh vật phụ này có chiều cao 5 mét, được bố trí hiệu ứng ánh sáng vào ban đêm đem lại nét tươi mới, hiện đại.

Nhiều tượng rắn được tạo hình trông ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Nhiều tượng rắn được tạo hình trông ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Vườn hoa trưng bày linh vật có chiều dài khoảng 120m, chiều rộng 40m, được bố trí hơn 40.000 chậu hoa với hơn 30 chủng loại hoa đa dạng về màu sắc, tạo không gian sinh động, nhiều màu sắc.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị của hồn cốt di sản

Giá trị của hồn cốt di sản

Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Tối 18/1, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn-Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” đã diễn ra với những tiết mục hết sức đặc sắc, đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả Hà Nội. Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia.

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Rộn ràng chụp ảnh tết

Rộn ràng chụp ảnh tết

Những ngày này, trên các tuyến phố trung tâm, các điểm tham quan, du lịch ở thành phố như Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh, đền Thượng… có nhiều bạn trẻ mặc áo dài truyền thống chụp ảnh tết. Đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn, bởi các điểm du lịch, chụp hình sẽ không quá đông người và có nhiều thời gian chuẩn bị để có bộ ảnh lung linh đón tết.

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 17/1, UBND huyện Bát Xát tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng xuân Ất Tỵ 2025; đón Bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Bát Xát có 23 nhóm ngành dân tộc, sở hữu kho tàng văn hóa, nghệ thuật lớn, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, như: Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì đen; Nghệ thuật múa khèn của người Mông; Lễ Khoi Kìm của người Dao; Lễ Gạ Ma Do của người Hà Nhì; Nghi lễ Then của người Giáy; Lễ hội Pút Tồng của người Dao đỏ; Tri thức dân gian trong canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì...

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

66 tác phẩm trong bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được giới thiệu với công chúng trong triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng”, tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, tối 15/1, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại”.

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ “Chào xuân qua biên giới” và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là một trong những hoạt động thắm tình hữu nghị Việt - Trung được thực hiện từ nhiều năm nay. Năm nay, chương trình diễn ra trong hai đêm (15/1 và 16/1) tại Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và thành phố Lào Cai (Lào Cai - Việt Nam).

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Trong không khí rộn ràng đón xuân, tại Bản Mây (sân ga Cáp treo Fansipan - thị xã Sa Pa), show diễn đặc biệt mang tên “Hỷ sắc Lạc Hồng” đã dẫn dắt khán giả bước vào từng nghi thức lễ cưới linh thiêng và giàu cảm xúc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

fb yt zl tw