Ăn chung một tết thật vui!

YBĐT - Cũng như đồng bào dân tộc Mông cả nước, đồng bào Mông của tỉnh Yên Bái có phong tục ăn tết từ đầu tháng 12 Dương lịch năm trước sang đến tháng 1 của năm sau. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất kinh tế ở vùng cao.

Mặt khác, việc tổ chức ăn tết của đồng bào thường là những hoạt động đơn lẻ, không có sự giao lưu, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc nên kẻ xấu dễ lợi dụng, gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội. Khắc phục tình trạng đó, từ cuối năm 2012, tỉnh đã có chủ trương vận động đồng bào dân tộc Mông ăn chung một tết Nguyên đán cùng các dân tộc khác. Đến năm 2014, 100% các hộ đồng bào dân tộc Mông của tỉnh đã tổ chức ăn chung một tết cùng với các dân tộc anh em trong cả nước.

Những ngày cuối năm, có dịp đến với các huyện vùng cao Trạm Tấu - cũng là thời điểm cận kề tết Mông của đồng bào trước đây, chúng tôi bắt gặp bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi trùng điệp: trên các thửa ruộng, nương ngô, bà con người Mông áo váy sặc sỡ đang tích cực chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015. Tiếng cười, tiếng nói của các mẹ, các chị xen lẫn tiếng xe máy nổ giòn giã của những chàng trai người Mông sẵn sàng chở ngô xuống núi, xóa tan cái giá lạnh của mùa đông.

Chị Sùng Thị Máy ở bản Mông Si, xã Bản Mù cho biết: "Trước kia, ăn 2 tết một năm tốn kém lắm, phải chuẩn bị mấy con lợn, hàng chục lít rượu, trẻ con nghỉ học cả tháng trời. Bây giờ, ăn chung một tết, có thời gian làm ruộng, chăm sóc đàn trâu, bò. Cái bụng người Mông mình đã hiểu, phải cấy lúa xong, làm ra nhiều ngô, nhiều trâu, bò… ăn cái tết chung mới vui".
Suối Giàng là xã được Huyện ủy Văn Chấn chọn làm điểm xây dựng mô hình "Dân vận khéo" vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và vận động đồng bào Mông ăn chung một tết. Đến nay, 100% người dân các thôn,bản trong xã đã hiểu rõ chủ trương của tỉnh và huyện, cùng nhau thi đua lao động sản xuất và vui đón một tết chung ấm cúng, yên bình với các dân tộc anh em.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Sùng A Vàng cho biết: "Khi có chủ trương vận động đồng bào ăn chung một tết, Ban vận động của xã đã cùng với các đoàn thể, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, các già làng, trưởng bản tích cực vận động nhân dân thực hiện. Nhờ vậy, đến thời điểm này, toàn bộ các hộ trong xã đều đồng thuận ăn chung một tết Nguyên đán". Sau hơn 2 năm triển khai, đồng bào Mông các xã, thôn, bản vùng cao trong tỉnh đã tích cực ủng hộ và tự giác thực hiện rất tốt chủ trương này.

Việc tổ chức cho bà con dân tộc Mông ăn tết vào dịp Nguyên đán có rất nhiều thuận lợi, sản xuất vụ đông xuân không bị gián đoạn; con em được sum họp cùng gia đình; đồng bào Mông có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cùng các dân tộc khác và quảng bá được tinh hoa văn hóa của dân tộc mình; ngoài ra, còn giúp đồng bào tiết kiệm thời gian, vật chất mà không ảnh hưởng tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường thêm mối đoàn kết các dân tộc ở địa phương.

Đồng chí Hoàng Đức Quế - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, khẳng định: "Từ tết Quý Tỵ 2013 đến nay, đồng bào dân tộc Mông trong tỉnh đã tổ chức ăn chung một tết Nguyên đán với các dân tộc khác rất phấn khởi, vui vẻ, đồng thuận và tự giác. Để chủ trương này được thực hiện tốt hơn trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015 và những năm tiếp theo, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh". Những mong, những cái "tết chung" sẽ càng gắn kết sợi dây đoàn kết, cùng chung cảm xúc thiêng liêng đón giao thừa cùng toàn dân tộc trong phút khởi đầu năm mới.        

 Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw