Âm nhạc và biến tướng thật, giả

Công nghệ đang hiện diện trong các hoạt động âm nhạc, từ sáng tác, biểu diễn đến nghiên cứu, đào tạo… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn có chuyện thật giả lẫn lộn.

Mạng xã hội được cho là đang tiếp tay cho nhiều sản phẩm âm nhạc “rác”.

“Xem nhạc” chứ không nghe nhạc

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, âm nhạc đang có nhiều thay đổi với những cách làm, cách tiếp cận khán giả hoàn toàn mới. Công nghệ số đã giúp cho quá trình sản xuất âm nhạc dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian. Nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc có thể sử dụng phần mềm và công cụ kỹ thuật số để tạo ra âm nhạc trên máy tính và thiết bị di động vô cùng thuận lợi.

Hay trong lĩnh vực biểu diễn, với sự hỗ trợ của công nghệ, các ca sĩ xuất hiện trước công chúng không chỉ cuốn hút ở phần nghe mà còn cả ở phần hình, với các hiệu ứng từ âm thanh, ánh sáng.

Phát triển của kỹ thuật số cũng mang tới thay đổi trong cách thức tiếp nhận, thưởng thức âm nhạc của công chúng. Thay vì tới một buổi biểu diễn, giờ đây chỉ với một thiết bị thông minh, ở bất cứ nơi đâu, khán giả cũng có thể thưởng thức đa dạng những sản phẩm âm nhạc theo ý muốn, tự do phản biện, bày tỏ quan điểm, ý kiến… về chương trình, nghệ sĩ.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hữu ích, công nghệ cũng đang làm chính những người trong cuộc và khán giả phải bối rối bởi những hệ lụy của nó. Tham gia đào tạo, nghiên cứu âm nhạc nhiều năm, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Đại học Sài Gòn cho biết, đối với các sản phẩm âm nhạc, chỉ bàn về mặt chất lượng, người ta dễ dàng nhận thấy hàm lượng nghệ thuật, văn hóa, kể cả tính chất thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa... đều có thể bị đẩy xuống do kỹ thuật công nghệ đã có đủ khả năng thay thế. Nhiều người bây giờ “xem nhạc” chứ không nghe nhạc.

Bà Liêm bày tỏ, đôi khi công nghệ tham gia “làm giả” nghệ thuật, có thể biến đổi một giọng hát tầm thường thành khác thường, thậm chí là “phi thường”. Hiện nay có nhiều phần mềm có thể “biến” giọng hát dầy hơn, màu sắc hơn, nghệ sĩ vào phòng thu có thể yên tâm vì kỹ thuật có thể giúp sửa sai về cao độ, tiết tấu. Chưa kể, người ta có thể tách phần “beat” nhạc (nhạc nền, nhạc đệm) của người khác để đưa vào đó phần hát của mình và biến thành… sản phẩm của mình.

“Như thế, phần tài năng nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, sự điêu luyện cần có của nghệ sĩ trở nên ít cần thiết, tác phẩm nghệ thuật mất đi cái phần “hồn” do người nghệ sĩ không phải tư duy, thể hiện gì cả mà dựa vào kỹ thuật công nghệ” - bà Liêm chia sẻ.

Tìm giá trị thật cho âm nhạc

Vài năm gần đây, Rap đang trở thành một hiện tượng âm nhạc phổ biến và chiếm sóng so với tất cả các thể loại nhạc giải trí. Cùng với sự bùng nổ này, tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn như đạo nhạc, nhạc nhái, nhạc chế trên không gian mạng cũng ở mức báo động. Thậm chí, có những sự thành công bất chợt tạo nên những ngộ nhận từ phía khán giả về giá trị thật sự của âm nhạc.

Báo động hơn là nhiều sản phẩm âm nhạc dễ dãi, thậm chí là dung tục, phản cảm, chỉ mới xuất hiện đã nhận ngay những phản ứng tiêu cực đến từ khán giả, giới truyền thông hay những nhà nghiên cứu văn hóa. Mới đây nhất, “Fever” của Tlinh và Coldzy có ngôn từ liên tưởng tới chuyện “18+” đã khiến đông đảo công chúng bất bình. Trong ca khúc này, 2 nghệ sĩ Gen Z đã sử dụng những lời lẽ phản cảm, trần trụi, thô tục, khiến người nghe thấy xấu hổ… Phát hành từ ngày 4/6, sau hơn 3 tuần, “Fever” đã có gần 1 triệu lượt nghe cùng hàng nghìn bình luận trên YouTube. Ngoài ra, bài hát này lan truyền trên các trang nhạc trực tuyến với lượt tương tác rất cao; thậm chí, ở nền tảng TikTok, “Fever” còn được sử dụng làm nhạc nền cho hơn 4.000 videos.

Theo nhạc sĩ Hoài An, một sản phẩm âm nhạc muốn tiếp cận công chúng phải có sự thống nhất ở cả 3 khâu: người sáng tác, ca sĩ trình diễn và nhà sản xuất. Chỉ cần 1 trong 3 khâu này trục trặc thì sản phẩm không thể ra đời. Ví dụ, nhạc sĩ sáng tác mà thấy bài hát của mình bị sửa lời thì có quyền không đồng ý; ca sĩ đọc lời thấy quá thô tục thì có quyền không hát; nhà sản xuất sẽ không bỏ tiền đầu tư nếu thấy sản phẩm không đóng góp gì tích cực cho cuộc sống… Thế nhưng, một số bài hát hiện nay tiêu cực từ hình ảnh cho đến ca từ, trần trụi, phản cảm, dung tục khiến cho người nghe dễ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhất là những bạn trẻ chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống.

Có thể nói, với sự hỗ trợ của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội, những sản phẩm phản nghệ thuật, “rác văn hóa” lại đánh trúng tâm lý tò mò của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Từ đó mà nhiều nghệ sĩ dẫu vẫn biết sáng tạo của mình là phi giá trị, nhưng họ vẫn chấp nhận chọn lối đi này để tạo sự chú ý cũng như tìm kiếm lợi nhuận.

Vì vậy, nhạc sĩ Hoài An cho rằng, cùng với việc tiếp nhận tinh hoa của công nghệ, cần phải điều chỉnh quy định chế tài xử lý, có thể hạn chế độ tuổi xem, đưa ra cảnh báo hoặc gỡ bỏ, phát hành văn bản thông báo vi phạm… Bên cạnh đó, cần tăng mức xử phạt đối với những sản phẩm âm nhạc sử dụng ngôn từ tục tĩu hay những hình ảnh phản cảm, dung tục, những sản phẩm cổ xúy cho các tệ nạn xã hội…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để ngăn chặn những loại nhạc như thế này không phải dễ, nếu như không có sự phối hợp từ cơ quan chức năng và của chính những người sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, người nghe cũng nên có sự chọn lọc, để những loại nhạc rác với ngôn từ và hình ảnh phản cảm không còn đất diễn.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

fb yt zl tw