8 nhà dân huyện Bát Xát bị ảnh hưởng do mưa to cục bộ

Rạng sáng 24/7, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, tại một số nơi cục bộ mưa rất to, làm 8 nhà dân bị ảnh hưởng, rất may không có thiệt hại về người.

z4544024902506_f440f4007bab2bdf60540e4f2e21aa90.jpg
Một hộ dân tại thôn Tả Tòng Sành (xã Tòng Sành) bị ảnh hưởng do mưa lớn.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Lào Cai, rạng sáng 24/7, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, tại một số nơi cục bộ mưa rất to; lượng mưa đo được tại một số trạm như sau: Xã Phìn Ngan (Bát Xát) 120,2 mm, xã Tòng Sành (Bát Xát) 109,4mm; các điểm đo mưa còn lại trung bình khoảng 10 – 15 mm, gây ảnh hưởng, thiệt hại về nhà ở, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp.

Về tình hình thiệt hại (tính đến 16h ngày 24/7/2023), có 8 nhà dân thuộc huyện Bát Xát bị ảnh hưởng, thiệt hại do bị sạt lở taluy âm, gồm: Tòng Sành 3 nhà, Phìn Ngan 5 nhà. Trong đó, 1 nhà bị thiệt hại hơn 70% tại thôn Tả Tòng Sành, xã Tòng Sành; 5 nhà bị ảnh hưởng từ 30% (Tòng Sành 2 nhà, Phìn Ngan 3 nhà); 2 nhà tại xã Phìn Ngan bị ảnh hưởng dưới 30%.

z4544031521892_01b7919af05ea4f045664c2813eeb2fa.jpg
Xã Tòng Sành có 3 nhà bị ảnh hưởng do mưa to, trong đó, 1 nhà thiệt hại hơn 70%.

Mưa to cũng làm 0,8 ha lúa bị thiệt hại hơn 70% (thôn Tòng Chú, xã Cốc San, thành phố Lào Cai); 30 m tuyến mương thủy lợi bị hư hỏng hơn 70% (xã Cốc San, thành phố Lào Cai)...

Ước thiệt hại 80 triệu đồng.

z4544031508244_56affc45aede2f7f7a83b6bedadf285a.jpg
Mưa lớn khiến 8 nhà dân trên địa bàn huyện Bát Xát bị ảnh hưởng do sạt taluy.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành Phố Lào Cai và huyện Bát Xát đã chỉ đạo UBND các xã kiểm tra, thống kê tình hình thiệt hại; huy động lực lượng tại chỗ, Nhân dân trong khu vực giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng.

Đồng thời tổng hợp báo cáo, đề xuất hướng khắc phục; khẩn trương kiểm tra, rà soát các hộ dân sinh sống ở các vị trí nguy cơ thiên tai nguy hiểm (khu vực sườn dốc, ven sông, suối, khu vực bờ đập hồ chứa thủy lợi, thủy điện... có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở, ngập úng) để có phương án di chuyển gấp khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw