70 năm Giải phóng Thủ đô : Mốc son lịch sử hào hùng của nhân dân Thủ đô

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của 20 vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.

16 giờ 30 ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Sáng 10/10, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của 20 vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt, vẻ vang của nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Trước sự mong chờ của nhân dân Thủ đô, sáng 10/10/1954, cánh quân của Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Các đơn vị bộ binh của quân ta tiến qua phố Hàng Gai vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Nhân dân nhiệt liệt đón chào lực lượng cơ giới Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào trong ngày tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu - TTXVN

Các đơn vị bộ đội thuộc Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong) tiến vào khu vực ngã năm Bờ Hồ (nay là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), sáng 10/10/1954 trong tiếng reo vui của hàng vạn người dân Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, sáng 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Thiếu nhi Hà Nội cùng người thân mang cờ chào đón bộ đội về giải phóng Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Bộ đội ta cắm cờ giải phóng lên nóc cầu Long Biên. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đại biểu nhân dân Thủ đô, ngày 16/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Nhân dân viết khẩu hiệu đón chào bộ đội về giải phóng Thủ đô (1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản các công sở từ quân Pháp trong ngày 9/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sáng 9/10/1954, quân Pháp tập trung các phương tiện cơ giới trước vườn hoa Ba Đình để rút khỏi Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó trong ngày 9/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw