3 tháng, phạt hơn 275.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Trong quý 1, hơn 275.000 trường hợp có nồng độ cồn khi lái xe bị cảnh sát giao thông xử lý, tăng hơn 123.000 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ở Hà Nội.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế ở Hà Nội.

Ngày 31/3, Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong quý 1, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 1 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 2.000 tỉ đồng.

Các đơn vị chức năng cũng đã tước hơn 206.000 bằng lái, đồng thời tạm giữ khoảng 373.000 xe các loại.

So với cùng kỳ năm 2023, số trường hợp vi phạm bị xử lý tăng 285.135 trường hợp (tăng 38%), số tiền phạt tăng 675,3 tỉ đồng (tăng 49,4%).

Đáng chú ý, trên đường bộ có 275.130 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý (chiếm 26,8% tổng số vi phạm). So với cùng kỳ năm ngoái, con số này gấp khoảng 1,8 lần (tăng hơn 123.000 trường hợp).

Về tình hình tai nạn giao thông, trong 3 tháng qua đã xảy ra 6.550 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.723 người và bị thương 5.246 nạn nhân. So với cùng kỳ năm ngoái, số người chết do tai nạn giảm 484 người (giảm 15,1%).

Cơ quan chức năng cho hay số vụ tai nạn giao thông tập trung chủ yếu trên đường bộ với 6 vụ tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra tại: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Trà Vinh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang.

"Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ. Cụ thể giảm 5 vụ, giảm 20 người chết và giảm 28 người bị thương", đại diện Cục Cảnh sát giao thông đưa ra thống kê.

Qua phân tích, phương tiện gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nhất là xe máy, chiếm 56,82%; xe tải, xe đầu kéo xếp thứ hai với 19,4%...

"Nguyên nhân của phần lớn các vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, không đi đúng phần đường, làn đường, chuyển hướng không đúng quy định, không giữ khoảng cách và sử dụng rượu bia", đại diện Cục Cảnh sát giao thông nói thêm.

Trong khoảng thời gian còn lại của năm, cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 5 nhóm vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn gồm: vi phạm nồng độ cồn, ma túy; xe chở quá khổ quá tải, cơi nới thành thùng; tốc độ; vi phạm về tránh vượt, phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và sử dụng các loại giấy tờ giả.

Cơ quan chức năng tiếp tục nhấn mạnh tinh thần xử lý nghiêm, không để lọt vi phạm và không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw