27 triệu trẻ em lâm vào cảnh nghèo đói do biến đổi khí hậu

Con số 27 triệu trẻ em lâm vào cảnh nghèo đói trong năm 2022, tăng 135% so với năm 2021 - Tổ chức từ thiện Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) có trụ sở tại Anh ngày 28/11 cho biết.

Tổ chức Save the Children cho biết một nửa số người phải di dời do lũ lụt tàn khốc ở Somalia là trẻ em.

Theo dữ liệu từ Hệ thống Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp (IPC) của Liên hợp quốc, trẻ em chiếm gần một nửa trong số 57 triệu người lâm vào tình trạng khủng hoảng do mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại 12 quốc gia bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2022.

Trong số 12 nước này, các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất; các quốc gia Ethiopia và Somalia chiếm khoảng một nửa trong số 27 triệu trẻ em đang phải đối mặt với nạn đói.

Giám đốc điều hành của Save the Children, Inger Ashing cho biết: “Khi các hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, chúng ta sẽ thấy những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với cuộc sống của trẻ em”.

Save the Children nhấn mạnh, tình hình ở Somalia, nơi được coi là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của hạn hán và lũ lụt. Tổ chức này cho biết, những trận mưa xối xả và lũ lụt gần đây nhấn chìm nhiều nơi tại Somalia khiến khoảng 650.000 người phải di dời, khoảng một nửa trong số đó là trẻ em. Trong khi đó, tại Pakistan, 2 triệu trẻ em vẫn bị suy dinh dưỡng cấp tính sau đợt lũ lụt làm ngập 1/3 lãnh thổ nước này hồi năm ngoái.

Tính trên toàn cầu, tổ chức trên ước tính 774 triệu trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trẻ em đang chịu tác động do nghèo đói và rủi ro cao từ biến đổi khí hậu.

Trong thời gian từ ngày 30/11 đến 12/12, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE). Theo Save the Chilidren, các nhà lãnh đạo cần hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu bằng cách công nhận trẻ em là "những tác nhân chính của sự thay đổi" và ở phạm vi rộng hơn là giải quyết các nguyên nhân khác gây mất an ninh lương thực như xung đột và hệ thống y tế yếu kém.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw