13 học sinh một trường tử vong sau trận lũ quét và những lớp học vắng chỗ

'Chiều qua, khi được đón về trường, khuôn mặt Quân đượm buồn. Các thầy cô ai cũng thương vì em vừa trải qua sự mất mát lớn', giọng cô giáo Hoàng Thị Nương chùng xuống khi kể về cậu học trò do mình chủ nhiệm.

Hôm qua (16/9), Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đã đón các học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ để phòng, chống mưa, lũ. Đặc biệt, trường đã đón 107 học sinh ở Làng Nủ về trường chính để học và ở nội trú.

Làng Nủ là nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng gần như xoá sổ cả thôn vào sáng ngày 10/9 vừa qua. Đất đá từ dãy núi voi đổ sập xuống đã vùi lấp 40 nóc nhà khiến 52 người thiệt mạng, 14 người đang mất tích và 15 người bị thương.

Để đảm bảo điều kiện ăn, ngủ cho các học sinh Làng Nủ, những ngày qua, các giáo viên đã gấp rút cải tạo các phòng học ít sử dụng, các phòng chức năng thành nơi ngủ. Một số phụ huynh cũng được trường huy động để chăm sóc, quản lý học sinh lần đầu xa nhà.

15.jpg
Thôn Làng Nủ yên bình dưới chân núi voi trước đây nay chỉ còn là quá khứ.

Nhớ lại thời khắc kinh hoàng ngày hôm đó, em Hoàng Anh Quân, lớp 8, Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh kể lại: "Sáng sớm hôm đó, cả nhà em 4 người đi kiểm tra nước lũ ở hồ cá tầm sau nhà, sau đó bố em xuống nhà trước. Khi lũ quét tràn về, mẹ và 2 anh em em đi sau chạy lên phía đường bê tông ở trên nên thoát được còn bố em chạy không kịp. Hiện tại, mẹ em bị thương đang nằm viện, còn bố em vẫn mất tích".

16.jpg
Gương mặt đượm nỗi buồn của em Hoàng Anh Quân (áo đỏ) trong giờ ra chơi cùng các bạn.

Sau trận lũ quét, 1 người bạn cùng thôn, cùng lớp em cũng đã thiệt mạng. "Nhà em không còn gì nữa nên em về nhà ông bà ngoại trú tạm. Chiều hôm qua, em được thầy cô đón lên trường và ở nội trú", em Quân buồn rầu chia sẻ.

"Khi được đón về trường, khuôn mặt Quân đượm buồn. Các thầy cô ai cũng thương vì em vừa trải qua sự mất mát lớn", giọng cô giáo Hoàng Thị Nương, giáo viên chủ nhiệm lớp 8 nghẹn lại.

17.jpg
Cô giáo Hoàng Thị Nương và Quân.

"Tôi và các thầy cô trong ban giám hiệu sẽ thường xuyên, quan tâm, thăm hỏi, nắm bắt tâm lý em Quân cũng như các em học sinh Làng Nủ mất nhà, mất đi những người thân trong trận lũ quét kinh hoàng, chỉ mong các em sớm vượt qua nỗi đau", cô Nương nói.

18.jpg
Các học sinh từ điểm trường Làng Nủ từng bước hoà nhập với học sinh ở điểm trường chính.

Ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, 13 học sinh của nhà trường đã vĩnh viễn không quay trở lại là một mất mát, nỗi đau lớn với thầy cô, nhà trường. Hiện tại, còn 7 em bị thương, đang được chăm sóc tại bệnh viện.

Theo ông Vinh, hiện tại ở Làng Nủ vẫn chìm trong bùn đất, rác và xác động vật bị vùi lấp. Lo sợ bị ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của các học sinh và nguy hiểm rình rập tại các điểm sạt lở trên đường đến điểm trường chính, nhà trường đã quyết định đón 107 học sinh ở Làng Nủ đến học và ở nội trú. Quyết định này được các phụ huynh ủng hộ, nhất trí cao.

19.jpg
20.jpg
Học sinh Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đón Trung thu.

Trung thu năm nay của Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh không rộn rã múa lân, rước đèn đêm trăng rằm như mọi năm. Cô giáo Nông Thị Thanh Huyền, Tổng Phụ trách Đội trường cho biết, mặc dù không tổ chức hoành tráng như mọi năm, ban giám hiệu trường cùng các nhà hảo tâm, tài trợ vẫn tổ chức đầy đủ để các em phá cỗ.

“Đây vừa là mâm cỗ Trung thu vừa là bữa liên hoan để chào đón hơn 100 em học sinh từ Làng Nủ về trường chính, góp phần các em bớt bỡ ngỡ, gắn kết với các bạn mới” cô Huyền nói.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw