Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
10 năm cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Những chuyện chưa kể

10 năm cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Những chuyện chưa kể

Năm 2014, cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương ở khu vực Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng. Những câu chuyện xung quanh quá trình triển khai thực hiện dự án này vẫn là những bài học kinh nghiệm quý giá khi triển khai các dự án lớn trên địa bàn tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tái định cư theo nguyện vọng người dân

10 năm trước, căn nhà của gia đình ông Đoàn Đình Bay ở thôn Tân Tiến, xã Cam Cọn (Bảo Yên) ở đúng vị trí Km209, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ông Bay là người gốc Hưng Yên lên Cam Cọn xây dựng kinh tế mới từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cuộc sống gia đình ông cứ bình lặng như vậy cho đến khi Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai được triển khai.

baolaocai_ct (2).jpg

Ông Bay kể: Ngày trước thông tin không nhiều như bây giờ, khi dự án triển khai mới biết hướng tuyến đi đúng vào nhà mình. Do ở thôn Tân Tiến chỉ có 2 hộ phải di chuyển nhà ở được tái định cư tại chỗ, ông Bay nhận tiền đền bù và đề nghị được dựng nhà trên phần đất còn lại của gia đình mà dự án chưa lấy đến. Những lo lắng khi phải rời nơi mình gắn bó bao năm qua đã được thay bằng niềm vui trong căn nhà khang trang hơn.

Thấm thoắt đã 10 năm trôi qua, nhìn về tuyến cao tốc hằng ngày nườm nượp xe qua lại, ông Bay bảo, mình như cảm nhận được sự đổi thay của Lào Cai bởi mỗi năm lại thấy dòng xe cộ nhộn nhịp hơn. “Tuyến đường mang đến sự đổi thay lớn cho tỉnh Lào Cai là tất nhiên nhưng dường như nó còn mang đến sự đổi thay đến từng con người trong những khu dân cư nhỏ bé như ở Tân Tiến, Cam Cọn này, bởi trước đây ai mà nghĩ được về Thủ đô chỉ mất vài tiếng đồng hồ” - ông Bay tâm sự.

Ông Hồ Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Cam Cọn cho biết: Trước đây Cam Cọn như một ốc đảo, đường cao tốc đi qua cùng với các dự án hạ tầng kết nối được triển khai sau đó đã tạo động lực để người dân nơi đây vươn lên. Trên địa bàn xã đang tiếp tục triển khai một dự án lớn tầm cỡ không kém, đó là sân bay Sa Pa. Những đổi thay từ khi có đường cao tốc tạo niềm tin để những người dân trong vùng dự án đồng thuận di chuyển nhà cửa, tài sản với hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

baolaocai_ctv.jpg

Dù đã tham gia nhiều dự án, công trình trọng điểm của tỉnh nhưng với ông Đặng Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải thì Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai để lại nhiều bài học kinh nghiệm khi triển khai các dự án hạ tầng quan trọng của tỉnh, trước hết là về giải phóng mặt bằng.

Ông Lương khi đó là Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, kiêm Trưởng Ban giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Để hạn chế sai sót khi thống kê, kiểm đếm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, Ban Giải phóng mặt bằng đặt văn phòng tại các xã, hằng ngày thống kê đến đâu niêm yết luôn, công khai kết quả thống kê để bà con đối chiếu. Với những hộ chưa nắm rõ, cán bộ phụ trách giải phóng mặt bằng mở máy tính trực tiếp giải thích cho người dân hiểu. Công tác thống kê đền bù giải phóng mặt bằng được tiến hành khẩn trương nhưng thận trọng, quan trọng là sự tận tâm của đội ngũ cán bộ và việc công khai, minh bạch trong thực hiện, cộng với sự vào cuộc của các địa phương trong tuyên truyền, vận động đã tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

Theo thống kê của tỉnh, tổng số hộ ảnh hưởng nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng là 2.481 hộ. Tổng diện tích phải đền bù là 452 ha, trong đó đất nông nghiệp 73 ha, đất lâm nghiệp 207 ha, đất vườn 65 ha, đất ở 16 ha, đất mặt nước 32 ha; xây dựng 11 khu tái định cư. Tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai là 450 tỷ đồng (khoảng 21 triệu USD). Đây là dự án có khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng tái định cư lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều đáng mừng là với sự phối hợp nhịp nhàng của Ban giải phóng mặt bằng và chính quyền các địa phương, sự đồng thuận của người dân, mặt bằng dự án đoạn qua Lào Cai đã sớm được bàn giao cho chủ đầu tư để nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, góp phần sớm đưa dự án vào vận hành.

Ông Lương cho biết: Một trong những cách làm linh hoạt của Lào Cai thời điểm đó là xin ý kiến Trung ương sử dụng nguồn vốn tái định cư để đầu tư, nâng cấp đường kết nối từ Sơn Hà - Cam Cọn (Tỉnh lộ 151C), tạo thuận lợi để người dân có nguyện vọng tái định cư tại chỗ chuyển nhà ra ven tuyến đường này, nhờ đó cuộc sống của người dân nông thôn không bị xáo trộn khi vẫn gần đất sản xuất của gia đình, không mất đi sinh kế.

Khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm

Theo phương án thiết kế ban đầu, điểm cuối của cao tốc Nội Bài - Lào Cai là nút giao IC18 xuống phường Bình Minh (thành phố Lào Cai). Nếu phương án này được giữ nguyên thì toàn bộ phương tiện khi đi hết cao tốc sẽ dồn vào trung tâm thành phố Lào Cai. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều tiết giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường do khói bụi, đó là chưa kể hạ tầng giao thông ở khu vực phía Bắc thành phố không đáp ứng được. Trước tình hình đó, tỉnh Lào Cai đã đề xuất làm tiếp 19 km cao tốc nối từ Bình Minh lên Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

baolaocai_ct (4).jpg

Thời điểm đó rất hiếm khi Trung ương đồng ý cho một địa phương làm chủ đầu tư đường cao tốc, tuy nhiên với sự thuyết phục của tỉnh Lào Cai về năng lực quản lý dự án của Sở Giao thông vận tải qua các dự án lớn đã triển khai từ khi tái lập tỉnh nên đã được Trung ương chấp thuận.

Dự án thực hiện được 1 năm thì khó khăn lại ập đến khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nội dung thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công khiến dự án phải giãn tiến độ. Tỉnh quyết định thi công hoàn chỉnh 2 làn xe cùng chiều, sau đó báo cáo Chính phủ cho phép làm tiếp 2 làn còn lại, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng phương tiện, máy móc để có lệnh là thi công ngay.

Ông Đặng Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải chia sẻ: Một trong những điểm mấu chốt trong thực hiện dự án 19 km là Sở Giao thông vận tải đã mạnh dạn tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Trung ương cho phép đoạn 19 km này làm hoàn chỉnh 4 làn xe với tỷ lệ cầu cạn lớn và 1 hầm xuyên núi, tất cả tạo nên hình hài một tuyến cao tốc đẹp như hiện nay.

baolaocai_ct (5).jpg

Ông Lương nhớ lại thời điểm đó, cầu Suối Đôi là cầu vượt địa hình có trụ cao nhất (54 m), tiến độ của cây cầu này sẽ quyết định tiến độ của toàn dự án, vì vậy tất cả đều rất lo lắng. Đặc biệt, thời điểm thi công nước rút lại trùng với những ngày giá lạnh, chủ đầu tư và nhà thầu vừa lo tiến độ vừa lo đảm bảo an toàn cho công nhân, chất lượng công trình. Có thời điểm nhà thầu phải dùng nước ấm trộn bê tông và bảo dưỡng công trình để tránh đông kết nhanh. Một khó khăn nữa là cầu đường thiết kế cong theo địa hình nên việc thi công khó hơn các cây cầu khác. Hạng mục hầm xuyên núi cũng phức tạp không kém khi đoạn làm hầm là núi đất, địa chất phức tạp, đào đến đâu phải thi công vỏ hầm đến đó. Năng lực của đơn vị thi công hầm lúc đó rất tốt nên tiến độ đảm bảo, 2 đầu hầm thông nhau gần như không có sai lệch.

baolaocai_ct (6).jpg

Nhờ sự quan tâm bố trí vốn của Trung ương và của tỉnh nên đoạn cao tốc 19 km dù triển khai sau đoạn do VEC làm chủ đầu tư gần 2 năm nhưng đã đuổi kịp tiến độ. 10 năm qua, từ khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào vận hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong khu vực, trong đó có Lào Cai phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực để đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển giao thương với quốc tế.

Tuyến đường hoàn thành nhận được sự quan tâm và kỳ vọng mạnh mẽ từ các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế... khi đến với Lào Cai. Để phát huy hiệu quả tuyến cao tốc này, những năm qua, Lào Cai chủ động phân bổ kinh phí đầu tư thêm nút giao để kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai nút giao Phố Lu, cải tạo nâng cấp nút giao IC18, IC19, tạo cơ sở cho giao thương phát triển.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài 263,5 km.

Tổng kinh phí đầu tư dự án giai đoạn 1 là 19.984 tỷ đồng, tương đương 1,249 tỷ USD, trong đó 1,096 tỷ USD vay của ADB.

Đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai dài 73 km, đi qua 4 huyện, thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw