Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca

Hành trình tạo ra vắc-xin Covid-19 và câu chuyện về một cuộc chạy đua chống lại virus chết người và tàn khốc được hé lộ trong cuốn sách "AstraZeneca: Câu chuyện về việc phát triển vắc-xin chống Covid-19".

Ngày 13/10/2021, Alpha Books công bố xuất bản cuốn sách AstraZeneca: Câu chuyện về việc phát triển vắc-xin chống Covid-19 của các nhà khoa học Oxford của hai nhà khoa học hàng đầu.

Trong lễ công bố, ông Nguyễn Cảnh Bình – người sáng lập Dự án xuất bản Tri thức Y học hiện đại Medinsights trao đổi về việc lựa chọn, kiếm tìm và mục đích xuất bản cuốn sách này.
Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca.

Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca ảnh 1
Ông Nguyễn Cảnh Bình - CEO Alpha Books phát biểu tại buổi công bố sách.

"Trong cuộc chiến chống Covid-19, vắc-xin là vũ khí hiệu quả nhất của loài người. Toàn thế giới đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để tăng độ phủ vắc-xin và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, trong đó có Việt Nam. Trong chiến dịch tiêm chủng này, vắc-xin phòng Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca (Vương quốc Anh) sản xuất đã đóng một vai trò lớn. Loại vắc-xin này, với giá thành rẻ và việc bảo quản dễ, đã góp phần lớn vào việc tăng độ phủ vắc-xin ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cũng như không hiểu rõ về các loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được sử dụng. Vẫn còn những băn khoăn về hiệu quả của vắc-xin, nhất là trong bối cảnh các biến thể virus mới vẫn đang xuất hiện. Đây cũng chính là lý do mà Medinsights mua bản quyền và xuất bản cuốn sách Vaxxers: The Inside Story of the Oxford AstraZeneca Vaccine and the Race Against the Virus của hai nhà khoa học Sarah Gilbert, Catherine Green", ông Nguyễn Cảnh Bình chia sẻ.

Với việc xuất bản cuốn sách này, ông Nguyễn Cảnh Bình mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào công cuộc chống đại dịch trên toàn thế giới bằng việc lan tỏa các kiến thức và câu chuyện đầy cảm hứng của các nhà khoa học, đồng thời ông cũng mong muốn mang lại những bài học và ý chí cho các nhà khoa học, nền khoa học, y học, dược học ở Việt Nam.

Cuốn sách kể về sự phi thường của hành trình tạo ra loại vắc-xin chỉ trong 12 tháng – so với khoảng thời gian thông thường là vài năm cho đến vài chục năm trước đây. Đây là một dấu mốc lớn trong lịch sử điều chế vắc-xin có tác động lớn trong y học nói riêng và sự sống còn của nhân loại nói chung... Đây là câu chuyện về một cuộc chạy đua - không phải để cạnh tranh với các loại vắc-xin khác hoặc các nhà khoa học khác, mà là chống lại một loại virus chết người và tàn khốc.

Ngày đầu tiên năm 2020, Sarah Gilbert, giáo sư ngành vắc-xin tại Đại học Oxford, đã đọc một bài báo về bốn người ở Trung Quốc mắc một chứng viêm phổi kỳ lạ. Chỉ trong hai tuần, bà và nhóm của mình đã thiết kế một loại vắc-xin chống lại mầm bệnh mà chưa ai từng thấy trước đây. Chưa đầy 12 tháng sau, việc tiêm chủng đã bắt đầu được triển khai trên toàn thế giới để cứu sống hàng triệu người khỏi Covid-19.

Vắc-xin giữ kỷ lục "từ phòng nghiên cứu đến khi ra thị trường" trước đó là vắc-xin quai bị, được phát triển trong bốn năm vào những năm 1960. Nhưng vì khó khăn trong việc gây quỹ cho nghiên cứu vắc-xin và các rào cản khác nhau trong quản lý, phải mất 10 năm để hầu hết các loại vắc-xin mới được cấp phép, và thậm chí sau đó, chỉ một thông cáo báo chí vội vã hoặc một nhận xét sai lầm của một chính trị gia có thể nhanh chóng khiến mọi công việc khó khăn trước đó bị đổ xuống sông xuống biển.

Trong cuốn sách này, Giáo sư Gilbert và đồng nghiệp của bà, Tiến sĩ Catherine Green kể về hành trình điều chế vắc-xin Oxford AstraZeneca. Các tác giả đã chỉ ra rằng họ không phải là “những hãng dược lớn” mà là hai người bình thường cố gắng đạt được một kỳ tích phi thường trong khi phải đối phó với những căng thẳng hằng ngày trong cuộc sống. Với cuốn sách này, tác giả sẽ đưa bạn vào phòng thí nghiệm để tìm hiểu xem khoa học sẽ cứu chúng ta như thế nào khỏi đại dịch này và cách chúng ta có thể chuẩn bị cho đại dịch không thể tránh khỏi tiếp theo.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

fb yt zl tw