Chính thức ra mắt Truyện Kiều bằng tiếng Nga

Chiều 6/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh ra mắt tác phẩm “Truyện Kiều” bản dịch tiếng Nga nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh tác giả - Đại thi hào Nguyễn Du (1766 - 2016).

Bìa của tác phẩm Truyện Kiều được dịch sang tiếng Nga
Bìa của tác phẩm Truyện Kiều được dịch sang tiếng Nga

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Chủ biên bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga vui mừng coi tác phẩm này là nhịp cầu văn hóa giữa hai nước Việt - Nga. Đây là niềm vui lớn của giới nghiên cứu văn học Việt Nam, giới nghiên cứu văn học Nga, là mong mỏi của nhiều thế hệ dịch giả tiếng Nga say mê Truyện Kiều và các nhà Việt Nam học nói chung.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, năng lượng của Truyện Kiều để lại vô cùng lớn, giá trị nhân văn mãi mãi đồng hành cùng đất nước Việt Nam. Đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng khác nhau và các quốc gia đó cũng sẽ tiếp nhận các giá trị nhân văn của Truyện Kiều.

Đây là một công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt - Nga, là những nhà Việt Nam học, Nga học, trong nhiều năm qua đã tham gia các chương trình trao đổi, truyền bá văn hóa Nga -Việt gồm Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng; dịch giả Đoàn Tử Huyến và Vũ Thế Khôi; nhà thơ Nga Vasili Popov, nhà Việt Nam học người Nga, Phó giáo sư Ngôn ngữ học Anatoli Socolov.

Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thị An, Trưởng ban Ban Quản lý khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, sau 2 năm nỗ lực thực hiện, tác phẩm Truyện Kiều, với sự đặc định của các mã văn chương trung đại thể hiện ở sự dày đặc các điển tích, điển cố, với nhiều câu thơ mang đậm phong vị thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. Đặc biệt, với một nghệ thuật thơ bậc thầy, trong đó phải kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, biểu tượng, đã được nhóm dịch giả chuyển tải sang tiếng Nga.

Nhóm biên dịch không có kỳ vọng chú thích toàn bộ mà cố gắng diễn giải ngay trong từng câu thơ, giúp các độc giả nắm bắt được ý nghĩa nội dung. Nhóm cũng thực hiện việc đánh số các câu thơ trong bản tiếng Nga nhằm giúp người đọc theo dõi nội dung của truyện thơ.

Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt, ngài Vladimir Buianov hy vọng không chỉ có Truyện Kiều mà tiếp sau sẽ có nhiều tác phẩm văn học khác của Việt Nam được dịch ra tiếng Nga. Truyện Kiều là tác phẩm gắn liền với lịch sử của 2 nước liên quan đến cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập dân tộc. Tác phẩm có ý nghĩa với giới trẻ ngày nay trong việc nhìn nhận, lựa chọn để tìm ra con đường định hướng, dành lại độc lập tự chủ cho đất nước. Truyện Kiều phiên bản tiếng Nga có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người nghiên cứu văn học.

TT-VH

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw