Tiếng gọi miền sơn cước (truyện ngắn)

- Ngồi im!

Gã lái xe ôm gằn giọng, ghì tay lái. Chiếc xe nhảy chồm chồm rú rít trên con đường cheo leo. Hiền nhắm nghiền mắt, gió quạt vào hai bên tai ù ù. Chiếc xe nghiêng ngả khiến đầu Hiền chếnh choáng. Mở mắt ra, Hiền sa sầm cả mặt. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo. Một bên là vực sâu hun hút, một bên là rừng âm u sương mờ đặc. Tiếng ùm ùm vọng từ đâu đó nghe rờn rợn.

- Gì thế anh?

- Đá lở.

Gã xe ôm cộc lốc. Tim Hiền đập thình thịch. Cô nín thở cầu mong cho chóng đến nơi mà cô đang đến.

- Sắp đến nơi rồi.

Gã xe ôm thủng thẳng. Chiếc xe lại gồng mình lắc lư rồi khựng lại ở con đường thoai thoải, phía trước thấp thoáng mấy dãy nhà thọt lỏm giữa núi rừng.

- Đến rồi.

- Cảm ơn anh!

Hiền lập cập bước xuống xe mà vẫn như người trên mây, trên gió. Thấy Hiền đứng như trời trồng, mặt xám ngoét, mắt vô hồn, gã xe ôm cao giọng:

- Ngơ ngẩn cái gì? Trả tiền đi chứ.

Hiền bừng tỉnh, luống cuống mở túi lấy tiền. Bây giờ cô mới có dịp nhìn kỹ gã lái xe ôm. Hiền rùng mình thầm nhủ: Gã này còn trẻ, nhìn bặm trợn, phong trần vậy mà cả một chặng đường dài âm u đến cô tịch mà anh ta lại không giở trò gì. Chắc anh ta cũng là một người tốt.

- Cảm ơn! Chúc cô nhiều may mắn.

Hiền mỉm cười đón nhận lời nói tử tế nhất của gã xe ôm từ lúc Hiền đánh liều ngồi trên chiếc xe Mikh to kềnh càng, khật khưỡng leo dốc. Chiếc xe quay đầu, rú ga quẩn theo một làn bụi hình mắt xích. Hiền nhìn theo chiếc xe và con đường dài heo hút phía dưới khẽ lắc đầu.

Hiền mỏi nhừ, hai bắp chân tê cứng sau một buổi sáng thăm lại ngôi trường mà hai năm cô mới trở lại. Giờ thì Hiền nằm thật yên trên chiếc giường nghe tiếng đêm. Đêm của núi rừng đầy những âm thanh hòa trộn. Gió va vào vách núi rít u… u… Tiếng lóc cóc của dòng Nậm Khuổi giữa rừng Bản Phìa nghe như tiếng gõ của hàng ngàn cái bát. Con khỉ nào tách bầy trong đêm kêu những tiếng khẹc a… khẹc a… thảm thiết. Đêm mênh mang, heo hút. Mùa thu ở đây lạnh hơn nhiều Hà Nội của cô. Đêm mùa thu đầu tiên ở nơi này khiến cho Hiền nhớ Hà Nội đến nôn nao. Hà Nội mùa này nồng nàn mùi hoa sữa, rực rỡ ánh điện đêm và xôn xao bầy chim vỗ cánh trên Hồ Tây những chiều gió nhẹ. Một lát nữa thôi, giấc ngủ chập chờn sẽ đưa Hiền về Hà Nội, về với những kỷ niệm bên Phú và cả cái dự định tương lai đầy tươi sáng.

- Ra trường, mình cưới xong em sẽ dạy học giữa trung tâm thành phố. Bố đã dự tính hết cho chúng mình rồi... Phú đã nói cùng cô bao lần và cũng không biết bao lần Hiền ngả đầu vào ngực Phú tận hưởng sự ngọt ngào của tình yêu và hạnh phúc trước tương lai tốt đẹp. Vậy mà, Hiền đã quyết định một điều như đã sắp sẵn.

- Em điên à? – Phú trừng mắt quát vào mặt Hiền rồi quay gót. Cái quay gót dứt khoát, chấm dứt một cuộc tình năm năm đầy kỷ niệm, bỏ lại Hiền với nỗi đớn đau và cả cái quyết định “điên khùng” mà Hà - cô bạn thân của cô đã có lần phồng mồm, trợn mắt: “Gái thành phố, tương lai đầy hứa hẹn mà tự “xung phong” lên cái đất “khỉ ho cò gáy”. Ông Phú ông ấy chào lui mày là phải”.

Hiền trở mình, giọt nước mắt lăn xuống. Hiền khóc cho kỷ niệm tình yêu hay ân hận cho sự “dở người” của cô với mảnh đất cô đã đến. Đêm khắc khoải. Trong mênh mang núi rừng, ánh mắt của người con trai xứ sở này trở về bên cô đăm đắm.

- Cô giáo à! Có phải thế không hay miệng cô giáo thì xinh như bông lan rừng mà lại nói điều không thật?

- Không! A Páo tin tôi đi. Tôi nói thật bụng mà!.

*

*       *

…Ngày ấy cách đây hai năm, Hiền đã xin được lên vùng núi thực tập chỉ vì thỏa tính tò mò xem khó khăn vùng dân tộc ra sao. Thế là cô, đứa con gái mảnh mai người Hà Nội chính gốc đã phải khóc nhè mấy đêm vì nhớ nhà, nhớ người yêu. Rồi thời gian trôi đi, những ánh mắt trong veo của những cô cậu học trò len rừng, lội suối đến lớp và tấm lòng của bà con dân bản khiến cô cảm động. Cô hiểu rằng, đợt thực tập này đã cho cô bao điều bổ ích, rèn luyện cho cô quen dần với những khó khăn, vất vả ở đây. Hiền đã có những kỷ niệm không thể nào quên để cô thêm yêu mảnh đất và con người nơi rừng sâu núi thẳm này.

Một lần cô cùng lũ học trò ra bờ suối, một học trò của cô trượt chân ngã, dòng lũ ùa về cuốn theo cái dáng bé bỏng của nó chới với. Cô cuống cuồng la hét, kêu cứu, chỉ có tiếng rừng âm u vọng lại khiến cô muốn ngất xỉu, bỗng một chàng trai ào xuống dòng nước lũ. Học trò của cô bình an và cô có thêm một người bạn mới.

Giàng A Páo, chàng trai người dân tộc có nước da ngăm nâu và vòng ngực căng đầy. Sau này cô mới biết A Páo là cán bộ hạt kiểm lâm Na Ngần bên kia dòng sông Nậm Khuổi. Rồi chính A Páo đã gieo vào lòng Hiền tình yêu những cánh rừng, những dòng suối, tiếng khèn tìm bạn tình vọng xa xuống núi cùng với những câu chuyện huyền thoại về tình yêu gắn với từng vạt rừng, từng dáng núi nơi đây. Lòng Hiền nao nao. Cô cảm thấy như mình đã gắn bó từ rất lâu với mảnh đất nơi này.

Sau lần thực tập ấy, Hiền mang theo về xuôi bao nhiêu kỷ niệm của mái trường, tình cảm của đám học trò miền ngược và những lời nói cùng ánh mắt của chàng trai người dân tộc.

- Về xuôi rồi, cô giáo có nhớ rừng không?

- Nhớ nhiều lắm, A Páo à!

- Nhớ rồi cô giáo có trở lại nơi này không?

Hiền lặng người trước ánh mắt buồn thăm thẳm và lời nói như khẩn cầu:

- Cô giáo trở lại đây đi. Rừng xanh cần cô giáo lắm đấy! Rồi cô giáo sẽ dạy con em dân bản biết cái chữ, biết ghét cái sai, biết yêu cái đúng, biết quý mảnh rừng, thương con suối, nhớ tiếng kèn lá, khèn môi, biết đi con đường thẳng, đừng theo bọn người xấu chặt cây, phá rừng. Cô giáo thấy đấy, rừng bị bọn xấu phá hoại nhiều lắm, một mình kiểm lâm không giữ được đâu mà phải có cả bà con dân bản nữa. Nếu không cứ mãi thế này, rừng sẽ chết mất.

Hiền mỉm cười rồi trêu:

- A Páo nói hay quá! Có phải A Páo đang làm công tác tuyên truyền của cán bộ kiểm lâm cho tôi nghe không?

- Ồ không đâu! A Páo là con của đất rừng nên yêu rừng mà nói vậy thôi, chứ A Páo biết mà, cán bộ miền xuôi không ai muốn lên đây đâu, nhất là cô giáo người Hà Nội lại xinh như hoa núi thế kia thì rừng nào gọi được cô giáo về - Giọng A Páo chùng xuống.

- Nhưng tôi sẽ về thì sao?

- Thật không? - Mắt A Páo sáng lên

- Thật đấy! Con gái Hà Nội không nói sai đâu - Hiền quả quyết.

*

*       *

Mới đấy mà đã hai năm rồi. Hiền nghĩ lại chợt thấy lòng mình xôn xao một cảm giác rất lạ. Ngày mai cô sẽ một mình băng qua dòng Nậm Khuổi sang trạm kiểm lâm bên kia suối để gặp một người và cô sẽ nói với người ấy rằng: A Páo à! Tôi đang đứng trước mặt A Páo đây. A Páo thử đoán xem tôi lên đây vì giữ đúng lời hứa của người con gái Hà Nội hay vì tiếng gọi quá thiết tha của miền sơn cước?

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw