Thi khoa học kỹ thuật học sinh: Vì sao các dự án đạt giải giảm sốc?

Thi khoa học kỹ thuật học sinh: Vì sao các dự án đạt giải giảm sốc?

Trong năm 2020 và 2021, số dự án đạt giải tại cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh trung học cấp quốc gia đột ngột giảm sốc.

Sau 9 năm tổ chức thi KHKT học sinh, đã có 1.754 dự án đạt giải KHKT quốc gia, 23 dự án đạt giải thi KHKT quốc tế. Ảnh minh họa
Sau 9 năm tổ chức thi KHKT học sinh, đã có 1.754 dự án đạt giải KHKT quốc gia, 23 dự án đạt giải thi KHKT quốc tế. Ảnh minh họa

 Theo Bộ GDĐT, tại cuộc thi KHKT học sinh trung học cấp quốc gia năm 2021, có 91 dự án đoạt giải thưởng, trên tổng số 141 dự án dự thi.

Số liệu về cuộc thi KHKT học sinh do Bộ GDĐT cung cấp.

Số liệu về cuộc thi KHKT học sinh do Bộ GDĐT cung cấp.

Năm 2020, cuộc thi nói trên có 75 dự án đạt giải trên tổng số 137 dự án dự thi. Số lượng dự án đạt giải trong hai năm 2020 và 2021 không chênh nhau nhiều.

Tuy nhiên, so với các năm trước đó, đã có sự thay đổi theo hướng giảm “sốc” cả về số lượng dự án dự thi và dự án đạt giải.

Cụ thể, năm 2019, có 481 dự án dự thi, 258 dự án đạt giải. Như vậy, so với năm 2019, số dự án đạt giải năm 2020 giảm 3,44 lần; số dự án dự thi giảm hơn 3,5 lần.

Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức, chỉ có 140 dự án dự thi quốc gia, 81 dự án đạt giải. Đến năm 2014, số lượng dự án dự thi quốc gia đột ngột tăng lên 299 dự án (tăng 2,1 lần), số dự án đạt giải tăng lên 164 dự án (hơn 2 lần).

Đến năm 2015, số dự án dự thi quốc gia tiếp tục tăng cao lên con số 384 dự án, 219 dự án đạt giải.

Liên tục các năm 2016-2017-2018-2019, số dự án dự thi và đạt giải cấp quốc gia tiếp tục tăng và giữ ở mức rất cao, trung bình gần 500 dự án dự thi và 300 dự án đạt giải/năm.

Nhận định về sự thay đổi nói trên, nhà giáo Lê Văn Vỵ - nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt vấn đề: “Bộ GDĐT cần làm rõ số lượng dự án dự và đạt giải cuộc thi KHKT học sinh quốc gia liên tiếp tăng và giữ ở mức cao trong các năm từ 2016 đến 2019 có tương ứng với chất lượng nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của học sinh? Tại sao lại có sự giảm sút đột ngột về số lượng dự án dự thi và đạt giải trong hai năm 2020-2021?”.

Theo nhà giáo Lê Văn Vỵ, năm 2019 cũng là năm xảy ra sự việc lùm xùm kiện cáo của một số phụ huynh tại Hải Phòng, phụ huynh cho rằng việc thi, xét giải KHKT học sinh “có vấn đề”, đơn thư đã được gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, năm 2019, sau khi cuộc thi kết thúc, theo phản ánh, có 5/15 giải nhất, 10 giải nhì và bốn giải ba có giải pháp, kết quả trùng lặp với các sản phẩm, nghiên cứu trước, không có sự cải tiến, đột phá riêng (thể hiện rất rõ trên poster).

Các giải này cũng bị phụ huynh yêu cầu Bộ GDĐT vào cuộc thẩm định lại.

Sau khi có kết quả thẩm định từ Bộ GDĐT, nhiều phụ huynh ở Hải Phòng tiếp tục phản đối vì cho rằng kết quả thẩm định không công bằng.

“Báo chí, dư luận đã lên tiếng nhiều về cuộc thi này, nhiều người đặt vấn đề cuộc thi không thực chất, tiềm ẩn gian dối, trục lợi chính sách ưu tiên.

TS Nguyễn Văn Khải đã lên tiếng đề nghị bãi bỏ cuộc thi, được nhiều người hưởng ứng. Phải chăng vì những thông tin này đã dẫn đến số lượng các dự án dự thi và đạt giải giảm “sốc” trong các năm 2020-2021?”, thầy Phan Trọng Đức (Giáo viên THPT tại Hà Tĩnh) đặt giả thiết.

Theo thầy Đức, tính đến nay, đã có 1.754 dự án đạt giải KHKT quốc gia, 23 dự án đạt giải thi KHKT quốc tế, đó là số lượng rất lớn, ngoài ra còn có hàng chục nghìn dự án đạt giải cấp tỉnh, huyện, trường.

Thầy Đức kiến nghị: “Bộ GDĐT cần công bố cho người dân rõ, trong số các dự án đạt giải quốc gia, quốc tế, đã có bao nhiêu dự án được ứng dụng vào thực tiễn, bao nhiêu dự án “đắp chiếu”?

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw